Sau tốt nghiệp, mỗi người đều chọn cho mình một hướng đi riêng nhằm phát triển tương lai và thực hiện mục tiêu đã hoạch định sẵn. Có người sẽ tìm kiếm cơ hội trong các tập đoàn đa quốc gia, những công ty hàng đầu Việt Nam nhưng cũng không ít người lựa chọn học tiếp, trong đó có chương trình Thạc sĩ. Vậy học Thạc sĩ là gì và chúng mang đến cho bạn những cơ hội nào để mở rộng tương lai, cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Thạc sĩ là gì?
Do nhu cầu xã hội và yêu cầu gắt gao từ chuyên môn đến kiến thức của các nhà tuyển dụng dẫn đến nhu cầu học cao học ngày càng tăng lên, điển hình là chương trình học Thạc sĩ ngày càng nhiều và số lượng học viên, người sở hữu tấm bằng này tăng lên hàng ngày.
Vậy Thạc sĩ là gì? Tương tự như Đại học, Cao đẳng, Thạc sĩ là một học vị dùng để phân biệt các học vị khác trong Giáo dục. Tuy nhiên, người sở hữu tấm bằng Thạc sĩ có tầm nhìn xa, kỹ năng quản lý tốt và có kiến thức chuyên môn cao. Thông thường, họ có thể điều hành một doanh nghiệp hoặc quản lý một đội nhóm vài chục người.
Bạn nhận được gì với tấm bằng Thạc sĩ.
Sau nhiều năm học tập, 4 năm Đại học và 2 năm Thạc sĩ điều bạn nhận được chắc chắn là lượng kiến thức cao và kỹ năng xử lý vấn đề xuất sắc. Dành cho những bạn chưa biết, với nhiều chương trình Thạc sĩ, điều kiện nhập học là phải làm có kinh nghiệm làm việc ít nhất 3 năm, do đó những kỹ năng còn thiếu sót trong quá trình đi làm có thể được hoàn thiện tại các lớp học Thạc sĩ.
Bạn sẽ có cái nhìn vĩ mô hơn trong lĩnh vực bạn đang theo đuổi, ví dụ bạn học Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, ngoài các kiến thức về quản trị bạn còn được bổ sung kiến thức về lĩnh vực tài chính, kế toán, nhân sự… đồng thời nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, đàm phán, giao tiếp…
Cơ hội thực chiến vừa học vừa làm: nếu không lựa chọn học toàn thời gian, bạn sẽ có cơ hội vừa học vừa làm. Các kiến thức được dạy trên trường sẽ được vận dụng thực tế ngay lập tức, điều này không chỉ kiểm chứng độ chính xác, kinh nghiệm từ giáo trình, giảng viên giảng dạy mà còn giúp bạn củng cố kiến thức nhanh chóng hơn.
Mở ra nhiều cánh cửa nghề nghiệp trong tương lai: học Thạc sĩ ngoài được cung cấp kiến thức, nhận kinh nghiệm được truyền đạt từ giảng viên, giáo sư, chúng còn là bàn đạp giúp bạn thăng tiến lên cấp quản lý, điều hành cấp cao hoặc chuyển sang một lĩnh vực hoàn toàn mới với mức lương khủng. Và chúng cũng thực sự cần thiết, hữu ích nếu bạn muốn kinh doanh riêng về sau này.
Chi phí học Thạc sĩ mất bao nhiêu?
Vấn đề rất nhiều người quan tâm khi muốn học lên cao học, cụ thể là Thạc sĩ luôn là chi phí. Mặc dù học Thạc sĩ chỉ mất 1,5 – 2 năm tùy vào chương trình bạn theo học, nhưng chi phí của nó có thể bằng hoặc cao hơn gấp nhiều lần so với học Đại học, điều này phụ thuộc vào chương trình đào tạo bạn chọn là đào tạo từ xa, toàn thời gian, bán thời gian hay học liên kết với nước ngoài.
Trung bình bạn phải đầu tư từ 50 – 70 triệu đồng cho một chương trình học tại các trường đại học Việt Nam, khoảng 100 – 200 triệu đồng với chương trình chuẩn quốc tế và tầm 300 – 500 triệu cho một chương trình đào tạo liên kết với trường nổi tiếng nước ngoài (tấm bằng có giá trị quốc tế) và hơn 500 triệu nếu bạn du học nước ngoài. Đây là những con số thống kê trung bình gần đây nhất, nhìn qua nếu bạn không có công việc ổn định hoặc mức thu nhập cao, khả năng chi trả của bạn sẽ rất khó khăn. Hiểu được vấn đề này, nhiều trường hiện nay đã tổ chức trao tặng nhiều học bổng dành cho các học viên muốn học nhưng điều kiện không cho phép, nếu quan tâm hãy bắt đầu săn học bổng ngay từ bây giờ.
Chọn trường học Thạc sĩ tại Việt Nam
Tại khu vực phía Bắc, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học kinh tế – Đại học quốc gia Hà Nội được xem là những cái nôi tiềm năng cung cấp nguồn nhân lực dồi dào với kỹ năng và kiến thức cao. Đặc biệt tấm bằng của những trường này được đánh giá, tạo ấn tượng tốt với các nhà tuyển dụng. Những năm gần đây, các trường này đã tổ chức giảng dạy và đào tạo Thạc sĩ trong đó có các khối ngành như kinh tế quốc tế, quản lý quốc tế…
Đối với khu vực phía Nam, nếu bạn muốn theo học Thạc sĩ thì các trường như Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại thương… là những cái tên bạn có thể xem xét ghi danh. Đây cũng được xem là những nơi đào tạo nguồn nhân lực tiếng tăm và đáp ứng đúng nhu cầu việc làm hiện nay tại các doanh nghiệp.
Thạc sĩ là gì đã được giải đáp trong bài viết cùng những thông tin cần thiết khác. Hy vọng chúng sẽ hữu ích và giúp bạn định hướng đúng con đường nên chọn sau này.