Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại hành trình của marketing từ những buổi sơ khai cho đến đến lúc phát triển cực thịnh ở thời đại đổi mới Marketing 5.0. Đã có những sự thay đổi nào và những giá trị còn được giữ nguyên cho đến nay.
Nhìn lại quá trình phát triển từ Marketing 1.0 đến Marketing 5.0 của Philip Kotler
Marketing 1.0: Product Centric (Sản phẩm là trung tâm)
Ở phần đầu tiên, Philip Kotler đã nói lên tình trạng kinh tế ở nửa năm đầu của thế kỷ 20 (Cách mạng công nghiệp) khi mà người bán ít hơn số lượng người mua, cùng với đó là cách áp dụng những lý thuyết vào thực tiễn dựa trên nền tảng “Sản phẩm là trung tâm”.
Có thể nói đây, là thời kỳ mà các công ty độc quyền xuất hiện và sản phẩm sẽ được công ty sản xuất theo ý muốn của người chủ doanh nghiệp hơn là dựa vào nhu cầu của người tiêu dùng. Ở thời điểm này, các doanh nghiệp sẽ làm sao để chi phí sản xuất được giảm tối đa đồng nghĩa với việc sản phẩm phải được mua nhiều nhất, dẫn đến doanh thu tăng và lợi nhuận thu về nhiều hơn.
Ở thời điểm này, marketing được áp dụng theo chiến lược 4P (Product, Price, Promotion, Place). Thị trường sẽ không được phân chia theo đặc điểm, các công ty sẽ sản xuất sản phẩm theo dạng đại trà. Vì vậy, nguyên tắc kinh doanh lúc bấy giờ đó chính là chỉ quan tâm đến sản phẩm.
Marketing 2.0: Customer Centric (Khách hàng là trung tâm)
Đây là thời bùng nổ thực sự về mặt công nghệ, internet phát triển giúp cho khách hàng có thể tìm kiếm được thông tin sản phẩm hoặc so sánh công dụng sản phẩm giữa các hãng với nhau, với tốc độ nhanh chóng và chi phí rẻ.
Giờ đây, thị trường không còn là “sân chơi” của các ông lớn nữa, khi người tiêu dùng không còn mua theo số đông nữa, mà họ đã chuyển sang tính cá nhân “mua hàng bằng con tim và đầu óc”. Yêu cầu của khách hàng được nâng cao hơn khi họ không chỉ muốn sản phẩm phải hữu ích mà họ còn muốn sự cảm quan về sản phẩm, sự thẩm mỹ từ thương hiệu.
Ở Marketing 2.0 ta sẽ thấy sự tập trung “Lấy khách hàng làm trung tâm. Đây là thời kỳ cạnh tranh về sự khác biệt trong định vị thương hiệu”. Đây là khoảng thời gian đổi mới và tiền đề cho thuyết marketing hiện đại sau này, các nhà làm tiếp thị buộc phải làm mới mình để tạo ra sự khác biệt giữa mình và đối thủ cùng với đó là chiếm được lòng tin từ khách hàng.
Marketing 3.0: Human Centric (Con người là trung tâm)
Đến với Marketing 3.0 giá trị về con người càng được đề cao, lúc này các công ty không chỉ chạy theo việc đáp ứng cho khách hàng của mình như thế nào mà họ còn hướng tới mục tiêu lớn đó chính tạo giá trị cho xã hội. Mối quan hệ trong mua bán không chỉ còn bó hẹp giữa hai cá thể là người mua và người bán, mà nó còn thêm sự gia nhập từ nhiều cá thể khác vào mối quan hệ này.
Lý thuyết về 4C (Customer solution, Customer cost, Convenience, Communication) được hình thành từ thời 2.0 và phát triển cực thịnh tại giai đoạn đầu của 3.0. Chúng ta sẽ thấy được rõ nét sự vào chủ thể chính là con người, sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp được tạo ra để phục con người và chúng phải mang lợi ích cho cộng đồng.
Vì sự thay đổi tư duy rõ rệt trong nhận thức của marketer khi biến khách hàng của mình từ những thực thể bị động sang hình tượng “con người” có đầy đủ linh hồn, tư tưởng và cảm xúc. Bên cạnh đó, còn cố gắng khai thác các vấn đề khác trong cuộc sống như giá trị sống, tinh thần cộng đồng, sự ủng hộ về mặt tinh thần.
Câu nói tổng kết cho Marketing 3.0: “Lấy con người làm trung tâm. Đây là thời kỳ định vị dựa trên sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị doanh nghiệp mang đến cho xã hội”.
Marketing 4.0: Traditional to Digital (Chuyển đổi số)
Xã hội luôn thay đổi là quy luật tất yếu, chính vì thế các marketer phải luôn phải thay đổi mình để không bị đào thải khỏi thị trường đang ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Đến với Marketing 4.0 nhà chiến lược gia Marketing đại tài Philip Kotler vẫn lấy con người là mục tiêu trong tâm đặt kế bên sự phát triển vượt bậc của công nghệ, thời kỳ sử dụng công nghệ để kết nối mọi người với nhau.
Ở khoảng thời gian cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bạn nghe đến vô số cái tên nhưng trong đó nổi bật nhất phải kể đến là:
- AI – Artificial intelligence: trí tuệ nhân tạo
- Big data: dữ liệu lớn
- Cloud: kho lưu trữ bằng điện toán đám mây
- Internet of things: vạn vật kết nối
- Automation: tự động hóa
Trước sự thay đổi của thời đại, đã tạo cho ngành marketing lúc bấy giờ nhiều cơ hội, nhưng cũng đi đôi với nhiều thách thức cần được giải quyết.
Cơ hội | Thách thức |
|
|
Trước những thách thức cũng như cơ hội lớn như vậy các nhà hoạch định chiến lược cũng phải có những kế hoạch “hòa nhập” và “đối phó” trước các vấn đề được nêu ở trên. Chiến lược marketing lúc này cũng giống như thời 3.0 đều là 4C nhưng nội dung bên trong đã thay đổi thành: Co-creation, Currency, Communal Activation, Conversation.
Marketing 5.0: Technology for Humanity (Công nghệ vị nhân sinh)
Nếu bạn cùng đồng hành với tác giả qua bốn cuốn sách trên thì tới Marketing 5.0 chúng ta sẽ có hiểu được bao quát những mặt tối khi tốc độ phát triển quá nhanh của xã hội. Trong cuốn sách Philip Kotler và các cộng sự của mình đã nêu lên 3 vấn đề cốt yếu là:
Sử dụng công nghệ trong việc tương tác khách hàng
Ở cuốn sách này ta sẽ thấy con người lại một lần nữa được đề cao và là thành cốt lõi trong mỗi kỳ công nghệ phát triển. Nếu ở các giai đoạn trước các nhà marketing cố gắng làm sao để thương hiệu mình đến được với công chúng, thì trong giai đoạn mới họ lại cố gắng giúp khách hàng trải nghiệm tiêu dùng nhiều nhất có thể.
Bên cạnh đó, công nghệ AI ngày càng được sử dụng nhiều hơn để xử lý khối lượng công việc khổng lồ, nhưng không vì thế mà có thể làm lu mờ đi vị trí của con người. Chúng ta mới là kiến tạo và những máy móc được tạo ra với mục đích là làm cuộc sống dễ dàng hơn.
Cho dù, công nghệ hay xã hội có phát triển tới đâu thì điều giúp cho khách hàng quay lại nhãn hiệu đó chính là “niềm tin”, một khi niềm tin vào sản phẩm bị lung lay bạn sẽ bị thay thế bằng đối thủ của mình.
Sự tập hợp của năm thế hệ tại cùng một thời đại
Có thể đây là thời đại hoàng kim, khi có thể tập hợp cả năm thế hệ trong cùng một thập kỷ là:
- Thế hệ Baby Bloom: 1946 – 1964
- Thế hệ X: 1965 – 1980
- Thế hệ Y: 1981 – 1996
- Thế hệ Z: 1997 – 2009
- Thế hệ Alpha: 2010 – 2025
Những khách hàng mà các nhà hoạch định chiến lược tập trung chính là thế hệ Z và Alpha, vì đây là những người trẻ họ tò mò và sẵn sàng chấp nhận những cái mới. Điều đặc biệt nữa đây là hai thế hệ thích sử dụng đồ công nghệ.
Tầng lớp xã hội khiến cho thị trường bị thu hẹp
Chính sự phân hóa về địa vị xã hội đã khiến cho các nhà kinh doanh buộc phải định hướng sản phẩm của mình nằm ở hai phân khúc đó cao cấp và bình dân, mà bỏ qua phân khúc ở giữa đầy tiềm năng.
Đây chính là một kết quả mà các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm một phần trong đó. Khi phân phối các nguồn lực không đồng đều. Chính vì sự thu hẹp của thị trường đã khiến cho các nhãn hàng buộc phải lao cuộc chiến khốc liệt để tồn tại và phát triển.
Tổng kết
Trong xuyên suốt hơn 50 năm qua, giá trị mà mỗi cuốn sách mang lại đến cho người đọc là vô cùng to lớn. Bắt đầu từ Marketing 1.0 cho đến Marketing 5.0 ta thấy được con người thông minh và vĩ đại như thế nào nhưng chính vì vậy mà chúng ta vô tình đánh đổi đi rất nhiều thứ (môi trường, chiến tranh, bệnh dịch,…). Hy vọng trong một thập kỷ tiếp theo chúng ta có thể khắc phục được những sai lầm mà chúng ta đã tạo ra.