Trong năm 2021, hơn 80% doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ hoạt động khoảng 8 tháng vì ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid. Và chỉ còn vài tháng nữa chúng ta đã chào đón năm 2022, tuy nhiên, tình hình kinh tế chung vẫn chưa ổn định lại như lúc đầu và chúng ta luôn trong tâm thế chống lại dịch bệnh bất cứ lúc nào. Do đó, đây là thời điểm quan trọng để các doanh nghiệp chuẩn bị một chiến lược marketing nhằm giảm thiểu tác động do dịch và duy trì sự tồn tại của công ty. Vậy công cụ nào hỗ trợ chiến lược Marketing hoàn hảo cho năm 2022, cùng tìm hiểu dưới đây với Pi Institute nhé.
Nền tảng nên đầu tư chiến lược Marketing
Có thể thấy kinh doanh online lên ngôi nhanh chóng và trở nên vô cùng thiết yếu trong tình trạng dịch bùng phát mạnh và chính phủ ban hành quyết định hạn chế ra ngoài với những trường hợp không cần thiết. Fanpage và hội nhóm trở thành những khu chợ mua sắm nhanh gọn và tiện lợi, vừa an toàn lại khá tiết kiệm. Do đó, nếu doanh nghiệp của bạn kinh doanh ngành F&B với ngân sách giới hạn, hãy tập trung phát triển những flatform chi phí 0 đồng này để tăng hiệu quả mua bán hơn.
Với những ngành khác thì như thế nào?
Facebook không phải là nền tảng kinh doanh duy nhất tại Việt Nam. Ba năm trở lại đây, các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada và Tiki rất được ưa chuộng bởi tính năng giao hàng nhanh, giao diện sử dụng đơn giản và rất nhiều chương trình ưu đãi dành riêng cho khách hàng.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng chính hãng, điện máy, sách… Tiki là nền tảng nên tập trung đầu tư và phát triển chiến lược Marketing ngay từ bây giờ. Chọn Shopee ngay nếu bạn kinh doanh mặt hàng thời trang và Lazada là nơi dành cho sản phẩm giảm giá mạnh, nếu bạn có chính sách giá tuyệt vời đừng chần chừ mà phải tạo ngay gian hàng tại đây.
Ngoài ra, website và app là những nền tảng thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Đầu tư và phát triển những công cụ của mình sẽ thiết thực hơn khi phụ thuộc vào bên thứ 3. Vì vậy, doanh nghiệp cần thực hiện các chiến lược hấp dẫn để dẫn dắt khách hàng từ kênh social và sàn về những platform này nhiều nhất có thể.
Mặt khác, vẫn còn các nền tảng khác như Tiktok, Instagram… cũng đang chiếm ưu thế mạnh, do đó, doanh nghiệp nên đa dạng kênh bán hàng và lên chiến lược Marketing phù hợp cho từng kênh. Kinh doanh trên nền tảng online thường chạy theo xu hướng nên đừng quá tập trung hoặc lơ là bất kỳ kênh nào có thể mang lại cho bạn lợi nhuận. Nhưng phải nhớ rằng, sẽ có kênh phù hợp và không phù hợp với mặt hàng hiện tại của công ty, không nên quá bận lòng hoặc nản chí khi mới thành lập kênh.
Các công cụ hỗ trợ hiệu quả chiến lược Marketing
Sau khi xác định kênh bán hàng, quá trình tìm kiếm khách hàng và xây dựng nền tảng vững chắc phải cần đến sự hỗ trợ của các công cụ tối ưu, dưới đây là các công cụ phổ biến được ứng dụng rộng rãi trong chiến lược Marketing.
Tối ưu công cụ tìm kiếm – SEO
“Cái gì không biết cứ tra Google” một câu nói quen thuộc và chỉ rõ hành vi của người dùng hiện nay. Theo thống kê, cứ 10 khách hàng thì có đến 9 người tìm kiếm về sản phẩm trên mạng internet trước khi đến cửa hàng hoặc nhắn tin cho doanh nghiệp đặt mua, có thể thấy SEO chiếm một vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu từ website. Một khi doanh nghiệp thực hiện chiến lược SEO hiệu quả, website đứng Top đầu với các từ khóa thịnh hành và phổ biến trên cả máy tính bàn lẫn di động, có thể đưa doanh nghiệp đến gần khách hàng mục tiêu hơn, ngược lại họ cũng dễ dàng tìm thấy doanh nghiệp.
Công cụ tiếp thị nội dung
Nội dung không chỉ đến từ con chữ mà còn hình ảnh, video và tất cả hình thức cung cấp thông tin cho người dùng, phổ biến hơn cả là blog, bài viết trên mạng xã hội, podcast… Hình thức này phù hợp với các công ty vừa và nhỏ, có tệp khách hàng ngách và biết rõ người tiêu dùng của doanh nghiệp ở đâu.
Marketing nội dung còn có quan hệ mật thiết với SEO, nội dung chính xác, đủ và đáp ứng đúng nhu cầu người tìm kiếm cần sẽ thăng hạng khá nhanh. Một khi đứng top đầu, nó dễ dàng được khách hàng click vào và dẫn về website của doanh nghiệp. Đôi khi, bài viết Facebook đủ ý cũng có thể lên top Google và đưa khách hàng kết nối với một nền tảng khác của doanh nghiệp.
Chạy quảng cáo
Bảng tin Facebook thường xuyên xuất hiện các bài viết có gắn tài trợ, hoặc khi bạn tìm kiếm một sản phẩm thì rất nhiều trang khác xuất hiện cùng nội dung này. Vâng, đây là hình thức quảng cáo trả tiền trên nền tảng social, nó giúp cung cấp thông tin người bán xuất hiện tại thời điểm người bán mong muốn ở khu vực xác định với tệp khách hàng liên quan. Kết quả càng thêm khả quan hơn nếu doanh nghiệp kết hợp chảy quảng cáo tìm kiếm (hay còn gọi Google Ads) với quảng cáo xã hội (Facebook Ads), nó được xem là công cụ hiệu quả hỗ trợ chiến lược Marketing thành công.
Ngoài ra, chạy quảng cáo cũng đã hỗ trợ trên các sàn thương mại điện tử với mức giá có phần phải chăng hơn trên mạng xã hội, hãy tìm hiểu thêm nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí cho ngân sách còn đang eo hẹp vào chiến lược Marketing năm 2020.