Quản trị rủi ro quan trọng với doanh nghiệp như thế nào?

Quản trị rủi ro hiệu quả giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt và tối thiểu các hậu quả xảy ra từ rủi ro thông qua việc thực hiện triển khai các giải pháp đối phó với những nguy cơ gây hại cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn đang thiếu các kịch bản giải pháp cụ thể và công cụ giúp doanh nghiệp phát triển hiệu quả chiến lược quản trị rủi ro.

Một kế hoạch quản lý rủi ro thành công giúp doanh nghiệp có thể đánh giá toàn bộ các rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt ngoài ra cũng xem xét các mối quan hệ giữa rủi ro và các tác động mà các chủ doanh nghiệp có thể đối phó và thực hiện tốt các mục tiêu chiến lược.

Qua bài viết hôm nay, chúng tôi muốn cung cấp đến bạn bài báo cáo, phân tích sự cần thiết của quá trình quản trị rủi ro và vai trò của các giải pháp quản trị rủi ro quan trọng như thế nào với các doanh nghiệp hiện nay.

1.  Quản trị rủi ro là gì?

Khái niệm của quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro là quá trình đo lường, xác định, đánh giá và kiểm soát các mối đe dọa đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Rủi ro xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm những mất mát, tổn thất về doanh thu, hao hụt tài sản và sự không ổn định về tình hình hoạt động kinh doanh, các trách nhiệm pháp lý, vấn đề về công nghệ, trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược, các tai nạn và thiên tai ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Như vậy, rủi ro là các khả năng mang lại kết quả kinh xấu đối với doanh nghiệp do các tình huống không mong đợi.

Mọi chủ doanh nghiệp, các cấp quản lý đều mong muốn bảo vệ, kiểm soát tốt mọi mối nguy cơ có thể gây hại cho doanh nghiệp, giảm thiểu các tổn thất và duy trì sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với các cơ hội và thách thức to lớn, khi cơ hội kinh doanh mang lại doanh thu và lợi nhuận càng cao thì khi đó rủi ro ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp càng lớn. Các tổ chức tư vấn quốc tế đánh giá rằng chúng ta có thể sử dụng các tình huống rủi ro để xây dựng những chiến lược quản trị rủi ro cho doanh nghiệp: “Rủi ro là ảnh hưởng của các yếu tố không chắc chắn đến mục tiêu của doanh nghiệp” – định nghĩa theo ISO 31000:2009

2.  Vai trò quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

Tìm hiểu vai trò của quản trị rủi ro

Đối với một doanh nghiệp, quản trị rủi ro là thiết lập một quy trình hệ thống hóa và các nguyên tắc được tuân theo một cách nghiêm ngặt để hoạch định các chiến lược và áp dụng vào quy trình sản xuất kinh doanh trên phạm vi toàn doanh nghiệp.

Một chiến lược quản trị rủi ro toàn diện bao gồm dự báo, xác định, củng cố và cải thiện các rủi ro có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Các nhà quản trị có thể định lượng và quản lý tốt hơn, đồng thời thực hiện các giải pháp kiểm soát thích hợp để giảm thiểu hoặc loại bỏ các mối đe dọa đối với sự duy trì và phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra, quản trị rủi ro tốt sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện năng suất của lực lượng lao động, tăng cường mối quan hệ với khách hàng và nâng tầm vị trí của doanh nghiệp trong thế giới kinh doanh.

Trong nhiều ngành nghề, quản trị rủi ro còn cho phép các công ty, doanh nghiệp hiểu được mối quan hệ giữa rủi ro và việc tạo ra giá trị. Cụ thể trong ngành bán lẻ, quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp cải thiện chuỗi cung ứng, vì vậy các cấp quản lý chiến lược có thể xây dựng kế hoạch cho hàng tồn kho tốt hơn, dự báo nhu cầu của khách hàng, xây dựng các chiến lược giảm chi phí từ việc thuê kho bãi, hoạt động vận chuyển, từ đó cải thiện doanh thu và đột phá lợi nhuận. Quản trị rủi ro cũng giúp cho các nhà quản lý thị trường nghiên cứu một cách khoa học và giúp bạn theo dõi được rủi ro trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm hoặc dự án mới, điều này có ý nghĩa bảo vệ hoạt động kinh doanh của bạn ở tất cả các giai đoạn hình thành và phát triển sản phẩm, dịch vụ.

Những ngành nghề nào cần quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro cũng mang đến nhiều lợi ích cho quản trị tài chính của doanh nghiệp. Một chiến lược quản trị rủi ro hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bằng cách tránh sự gián đoạn trong sản xuất, kinh doanh. Các nhà quản trị tài chính có thể tham gia vào việc xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp cân nhắc những rủi ro và cơ hội mới, cân đối tài chính, cân bằng dòng tiền xuyên suốt dự án, giúp doanh nghiệp vững tâm phát triển.

3.  Quá trình quản trị rủi ro

Quá trình quản trị rủi ro bao gồm 8 bước có liên quan mật thiết với nhau và được hình thành dựa trên quá trình ra quyết định kinh doanh của các quản lý cấp cao:

●     Thiết lập mục tiêu

Một rủi ro được xem xét và xác định có nên được chấp nhận hoặc loại bỏ, các nhà quản trị doanh nghiệp cần đánh giá các rủi ro với các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp luôn được các nhà quản trị cấp cao đặt lên trước tiên, để đảm bảo rằng các rủi ro xảy ra và các giải pháp quản trị rủi ro phù hợp với mục tiêu tầm nhìn của doanh nghiệp.

Thiết lập mục tiêu để quản trị

●     Đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro là nền tảng của cả quá trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Quá trình quản trị rủi ro có hệ thống, nhận dạng rủi ro và từng bước thực hiện chiến lược kiểm soát rủi ro đều liên quan đến việc xác định, đánh giá và phân loại rủi ro. Giai đoạn này bao gồm cả việc xác định các khả năng xảy ra và các tác động của từng rủi ro, các nhà quản trị doanh nghiệp phân tích và đưa ra các biện pháp phù hợp với các rủi ro để bảo đảm các hoạt động khác của doanh nghiệp vẫn diễn ra trơn tru.

●     Kế hoạch ứng phó rủi ro

Khi các cấp lãnh đạo xác định được những rủi ro có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp, tổ chức của mình, bạn cần thiết lập các giải pháp phù hợp để ứng phó với các rủi ro mà vẫn đảm bảo phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Các nhà quản trị có thể chọn một chiến lược để né tránh sự tổn thất cho doanh nghiệp mình hoặc các biện pháp để chấp nhận rủi ro, giảm thiểu, chia nhỏ rủi ro xuống thấp đáng kể.

●     Môi trường kinh doanh nội bộ

Văn hóa công ty và quy tắc ứng xử sẽ ảnh hưởng đến cách nhân viên của doanh nghiệp sẽ đối mặt, thích nghi và ứng phó với rủi ro. Các kỹ năng quản lý của các nhà lãnh đạo của bạn sẽ thúc đẩy một nền văn hóa nhận thức rủi ro lành mạnh và đảm bảo rằng những rủi ro quan trọng không bao giờ bị bỏ qua.

●     Nhận dạng những tác động ảnh hưởng

Sau khi xác định các khả năng mà rủi ro có thể xảy ra và giải pháp thích hợp, các cấp lãnh đạo chiến lược xem xét các tác nhân tiềm ẩn nào có thể gây ảnh hưởng trì trệ, ngăn cản sự phát triển để đạt được các mục tiêu kinh doanh. Cho dù các nhân tố tiềm ẩn có xuất phát từ bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp, tất cả các tác động ảnh hưởng phải được phân loại thành cơ hội hoặc rủi ro và sau đó các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ điều chỉnh chiến lược để phù hợp với mục tiêu kinh doanh tổng thể của toàn doanh nghiệp.

●     Kiểm soát rủi ro

Các quy trình ứng phó với rủi ro và xác định các tác động ảnh hưởng của doanh nghiệp đều đòi hỏi doanh nghiệp phải có một quá trình kiểm soát chặt chẽ bao gồm: chính sách, thủ tục hành chính, vai trò và trách nhiệm của các nhân tố tham dự vào kế hoạch quản trị rủi ro và nhà quản trị luôn phải kiểm tra, cân bằng để thực hiện các giải pháp ứng phó rủi ro nhanh chóng và hiệu quả.

●     Đào tạo và phát triển

Việc đào tạo, hướng dẫn về rủi ro cho các lực lượng lao động trong doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo và thiết lập sự tuân thủ nghiêm ngặt quy trình quản trị rủi ro của họ. Tổ chức các buổi đào tạo cho nhân viên của doanh nghiệp vào quá trình quản trị rủi ro sẽ giúp họ đưa ra các ý kiến đóng góp hiệu quả vào quá trình giảm thiểu rủi ro trong một tổ chức.

●     Đánh giá và duy trì

Quản trị rủi ro phải được đảm bảo rằng là một chiến lược quan trọng diễn ra liên tục và luôn luôn được theo dõi, cập nhật tình hình rủi ro đang phát triển thông qua các đánh giá nội bộ, đánh giá vĩ mô và các kết quả của hoạt động sản xuất đang diễn ra.

4.  Mối quan hệ giữa quản trị rủi ro và quản trị hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Mối quan hệ giữa quản trị rủi ro và doanh nghiệp

Quản trị rủi ro và quản trị hoạt động của doanh nghiệp có mối quan hệ tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau để mang lại những kết quả kinh doanh tốt đẹp nhất cho doanh nghiệp. Điều này được chứng minh là khi kế hoạch quản trị hoạt động của doanh nghiệp được xây dựng dựa trên các cơ sở nhận dạng, phân tích, phân loại và kiểm soát rủi ro và các tác nhân gây ra rủi ro có thể xảy ra trong doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp xây dựng các giải pháp hệ thống, vận hành các giải pháp nhằm ngăn chặn rủi ro, giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra và các tác nhân tiêu cực lên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Quản trị hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các chính sách và quy trình được xây dựng nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh và hoàn thành sứ mệnh, đảm bảo được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp luôn có sự tồn tại của các rủi ro tiềm ẩn có thể gây ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh mục tiêu của doanh nghiệp. Do vậy, một doanh nghiệp với một chiến lược quản trị rủi ro phù hợp sẽ đảm bảo sự phát triển ổn định, đưa các hậu quả từ rủi ro đến tối thiểu khi có những điều không mong muốn xảy ra.

Sau đại dịch Covid-19, một doanh nghiệp có thể duy trì được sự ổn định và phát triển trong điều kiện kinh tế phức tạp ngày nay thì việc xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro hướng tới việc kiểm soát, đo lường, đánh giá và đưa ra các giải pháp phù hợp và vấn đề được ưu tiên hàng đầu.

Nhà quản trị doanh nghiệp cần nhận thức rõ về các rủi ro tiềm ẩn và hiện hữu để xây dựng các chính sách quản lý an toàn, phù hợp. Qua đó, xây dựng quá trình hoạt động doanh nghiệp phân công trách nhiệm rõ ràng, quy định rõ về người quản lý chịu trách nhiệm ở các cấp độ rủi ro trong doanh nghiệp và các biện pháp đánh giá rủi ro trong từng bộ phận theo một hệ thống thống nhất trong phạm vi toàn doanh nghiệp. Đặc biệt, trong thời gian giãn cách do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, các cấp quản lý cần đảm bảo về tính chính xác và đầy đủ trong quá trình trao đổi thông tin doanh nghiệp, những biện pháp ngăn chặn và phòng chống rủi ro từ xa nên được áp dụng rộng rãi và lâu dài.

5.  10 nguyên tắc quản lý rủi ro hiệu quả

Nguyên tắc xử lý rủi ro

Sau cuộc khủng hoảng toàn cầu bởi đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp đã bắt đầu nhận thức được những rủi ro có thể xảy ra, các nhà lãnh đạo cấp cao đánh giá cao về sự cần thiết về các giải pháp kiểm soát tổn thất. Quản trị rủi ro được xem là một “nghệ thuật” bởi vì đòi hỏi nhà lãnh đạo phải nhạy bén với sự biến động bất ngờ của thị trường phức tạp ngày nay. Dưới đây là 10 nguyên tắc quản trị rủi ro hiệu quả:

  • Không nên bỏ qua bộ phận Quản trị rủi ro

Hầu hết các nhà quản lý thường đề cập đến kế hoạch kinh doanh mới, sự phát triển đầy tham vọng và triển vọng lớn trong tương lai, nhưng thường bỏ qua việc xem xét những rủi ro có thể tiềm ẩn và hiện hữu. Theo khảo sát của Harvard Business Review năm 2011, khoảng 42% công ty có 10.000 nhân viên trở lên có vị trí Giám đốc Quản lý Rủi ro (CRO).

Các công ty có CRO thường có các công cụ lập kế hoạch tiên tiến hơn trong các lĩnh vực rủi ro chính, chẳng hạn như chi phí vốn, quy định tài chính, bảo mật thông tin, lập kế hoạch và báo cáo nội bộ. Ví dụ, tại General Electric, hàng năm, ban giám đốc và ban lãnh đạo cấp cao xây dựng danh sách các rủi ro mà công ty sẽ phải đối mặt trong năm tới. Danh sách được công khai và lưu trữ sẵn trong thư mục toàn bộ tổ chức. CRO sẽ trực tiếp điều phối hoạt động và đảm bảo quản lý rủi ro trong mọi tình huống có thể xảy ra, Giám đốc quản lý rủi ro thường xuyên báo cáo lại cho Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính và hội đồng quản trị để thảo luận về các xu hướng mới nhất và bất kỳ thay đổi nào trong các tình huống rủi ro của công ty.

  • Đừng để quản trị rủi ro mãi là lý thuyết suông

Quản lý rủi ro không chỉ là lý thuyết trên văn bản, không chỉ là những khái niệm để tìm hiểu, hoặc biết để tránh đối mặt với những rủi ro này. Các doanh nghiệp lớn nếu bỏ qua quá trình quản trị rủi ro sẽ chỉ biến rủi ro lý thuyết về mặt lý thuyết vĩnh viễn tách biệt khỏi rủi ro thực tế mà doanh nghiệp phải đối mặt. Những chiến lược kiểm soát rủi ro này cần bám sát vào tình hình thực tế của công ty đang diễn ra. Việc lồng ghép quản lý rủi ro vào quy trình hoạt động của công ty là rất cần thiết, điều này giúp các nhà quản lý hiểu được phạm vi rủi ro mà công ty phải đối mặt bằng cách xác định các khu vực rủi ro chính, đánh giá rủi ro, từ đó sẽ có kế hoạch giảm thiểu hoặc đòn bẩy chống lại rủi ro.

Áp dụng vào thực tiễn

  • Đừng phức tạp hóa các biện pháp khắc phục rủi ro

Hệ thống quản lý rủi ro không phải là hệ thống hoạt động, vì vậy quản trị rủi ro không chỉ phụ thuộc vào các chỉ số phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những rủi ro này có thể được giả định chứ không phải là mục đích mà các doanh nhân hướng tới, các nhà quản trị cấp cao cần thiết hệ thống xử lý đơn giản như tạo một lá chắn an toàn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động thương mại, sản xuất.

  • Hãy xem quản lý rủi ro như một chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Hầu hết các công ty có xu hướng nghĩ về rủi ro chủ yếu dựa trên rủi ro tài chính tiềm ẩn. Mặc dù đây là một khía cạnh quan trọng, nhưng chưa thực sự đủ để nói về những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của doanh nghiệp. Trong số 100 công ty có mức lỗ giá cổ phiếu lớn nhất trong giai đoạn từ 1995 đến 2004, chỉ có 37 công ty bị thiệt hại do rủi ro tài chính do biến động giá bất ngờ của các công cụ tài chính hoặc nguyên vật liệu, trong khi phần còn lại của công ty gần như tăng gấp đôi do bị ảnh hưởng bởi những rủi ro từ việc thực hiện chiến lược. Điều quan trọng là phải có chiến lược cho những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai và xem nó như một phần của chiến lược kinh doanh không thể thiếu. Rủi ro trên các khía cạnh cũng cần được xem xét kỹ lưỡng cũng như rủi ro phát sinh từ tài chính.

  • Xây dựng quá trình quản trị rủi ro như một văn hóa cho doanh nghiệp

Các nhà quản trị cấp cao nên xây dựng quản trị rủi ro như một nền văn hóa của doanh nghiệp bạn, mục tiêu của quản trị rủi ro không chỉ là thực hiện các chính sách, biện pháp ứng phó mới mà còn tạo ra một văn hóa phòng ngừa tổn thất cho doanh nghiệp, thúc đẩy sự chủ động trong công việc. Mục tiêu của “văn hóa quản trị rủi ro” không chỉ để né tránh hoặc cân bằng rủi ro mà trong một số trường hợp, rủi ro được xem như là một sự cần thiết mà chúng ta phải chấp nhận để nắm bắt những cơ hội kinh doanh quan trọng khác.

  • Nhận thức rủi ro trên phạm vi toàn doanh nghiệp

Các dữ liệu, chỉ số về rủi ro tiềm ẩn không nên chỉ gói gọn trong hội đồng quản lý cấp cao mà các thông tin này có thể sử dụng đến các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp. Thông tin được luân chuyển trong doanh nghiệp nhằm tạo sự nhận thức cho mỗi cá nhân và phát triển sự hiểu biết về những rủi ro trong hoạt động của cả doanh nghiệp, từng bộ phận, phòng ban tương ứng.

  • Quản trị rủi ro nên đi trực tiếp vào vấn đề

Quản trị rủi ro là dự đoán tương đối về một tương lai không chắc chắn của doanh nghiệp. Trên thực tế, không có một doanh nhân hay một nhà quản lý nào mong muốn các dữ liệu kinh doanh, các kế hoạch chiến lược công ty tồn tại rủi ro. Quản lý rủi ro giúp bạn nhận thức được mức độ của các tác động không mong muốn ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp, từ đó cho nhà quản trị cái nhìn đa chiều và sẵn sàng với những giải pháp để đưa tổn thất ở mức thấp nhất hoặc chuyển hóa rủi ro thành các cơ hội phát triển mới.

Kế hoạch đề ra phải hợp lý

  • Các giải pháp ứng phó với rủi ro không có tính chính xác

Rủi ro là các tác nhân thay đổi dựa trên nhiều yếu tố đến từ môi trường vi mô và vĩ mô của doanh nghiệp hoặc tác động của tình hình chung của thị trường kinh tế. Các giả định về rủi ro thường được thay đổi liên tục, nhanh chóng, không loại trừ những xu hướng thay đổi đột ngột của nền kinh tế thị trường cũng tạo ra những rủi ro mới cho doanh nghiệp. Các giải pháp ứng phó với rủi cũng cần được xem xét, đánh giá và cập nhật liên tục các kịch bản tình huống có thể xay ra trong tương lai.

  • Tăng khả năng dự phòng cho những rủi ro không thể đoán trước

Đại dịch Covid-19 xảy ra, các doanh nghiệp phải đột ngột đối mặt với những khó khăn nhất từ trước đến nay chưa có tiền lệ. Những rủi ro như vậy có thể gây sự bất ổn về kinh tế một cách nhanh chóng và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh một cách bất ngờ. Đại dịch Covid-19 đã chứng minh cho chúng ta một điều, các doanh nghiệp thích ứng cao với những sự thay đổi đột ngột của thị trường sẽ hoạt động tốt hơn các doanh nghiệp phản ứng chậm trong thời kỳ kinh tế bị đe dọa hay bất ổn.

  • Chuyển hóa rủi ro thành cơ hội thành công

Các giải pháp quản trị rủi ro của doanh nghiệp thường có xu hướng né tránh tổn thất hoặc làm sao để không bị ảnh hưởng doanh thu, lợi ích doanh nghiệp. Thay vào đó, các doanh nghiệp có thể nắm bắt cơ hội trong rủi ro để đảo ngược tình thế hoặc tạo ra sự đột phá trong kinh doanh. Các nhà quản lý có thể chuyển hóa các tình huống xấu nhất trở thành một kịch bản hoàn hảo cho để thay đổi vị thế trước tình huống khủng hoảng có thể xảy ra.

Kết luận

Kết luận về quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro là chiến lược nòng cốt giúp doanh nghiệp nhận diện đầy đủ mọi tác nhân gây hại ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mục tiêu cũng như các nhân tố phát sinh rủi ro và tần suất xuất hiện, mức độ nghiêm trọng mà rủi ro có thể xảy ra tác động đến khả năng vận hành của doanh nghiệp- cơ sở quan trọng để doanh nghiệp xây dựng và vận hành một hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả.

Tuy nhiên, đối với thị trường kinh tế khó đoán trước như hiện nay, việc xây dựng và triển khai các giải pháp ứng phó rủi ro là điều cần thiết bởi mọi doanh nghiệp đều mong muốn đạt được lợi ích kinh doanh lớn hơn các chi phí phát sinh. Do vậy, mọi doanh nghiệp cần áp dụng các phương pháp quản lý rủi ro cần thiết một cách linh hoạt và nhạy bén.

Trước thách thức của những đợt sóng chuyển dịch kinh tế, sức mua giảm, nguồn tài chính cạn kiệt, thiếu hụt nhân lực và đặc biệt khả năng tái nhiễm do các biến thể virus là không thể tránh khỏi, vaccine tăng trưởng cho doanh nghiệp lúc này là gì? Cách ứng phó với khủng hoảng đối với lĩnh vực sản xuất là gì? Doanh nghiệp có nên đầu tư cho marketing trong giai đoạn khủng hoảng hay không? Doanh nghiệp nên tận dụng ecommerce để tăng doanh thu như thế nào? Đây sẽ là những chủ đề được bàn luận và giải đáp trong phiên thảo luận Tái định vị và khám phá cơ hội trong bối cảnh mới.

Chương trình có sự tham gia của diễn giả doanh nhân Mã Thanh Danh – Phó tổng giám đốc Tập Đoàn KIDO, TS. Đoàn Đình Hoàng – Sáng lập GUTA, ông Trần Thế Toàn – chuyên gia công nghệ e-commerce và e-logistics. Về phía các diễn giả quốc tế có sự tham gia của GS-TS. Bill Durodie – Chủ tịch Rủi ro và An ninh trong Quan hệ Quốc tế, ĐH Bath (Anh), GS-TS. Ian Mackechnie – Chủ tịch HĐQT Đại học Charisma.

Hội thảo Quản trị rủi ro chinh phục cơn hoảng loạn sẽ được phát trực tuyến thông qua nền tảng Zoom, vào lúc 14g30- 18g00 ngày 20/11/2021. Quý độc giả của Doanh Nhân Sài Gòn mong muốn tham gia chuỗi tọa đàm có thể đăng ký tại đây.

Related Posts

Leave a Reply

Call Now