Thị trường trong nước vài năm gần đây trở thành miếng bánh “béo bở” cho các nhà đầu tư quốc tế, và thị trường nước ngoài cũng mở rộng chào đón các công ty Việt Nam. Cũng vì thế mà ngành kinh doanh quốc tế hiện đang được các bạn trẻ hứng thú ghi danh ứng tuyển vào các ngành có thể làm việc trong môi trường nước ngoài.
Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược về ngành, các hoạt động trong ngành. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên có thể chọn ngành nào để có tham gia vào các công ty đa quốc gia và chức vụ nào.
Tổng quát về kinh doanh quốc tế
Trước khi chúng ta đi tìm hiểu sâu vào ngành kinh kinh doanh quốc tế, ta sẽ nói về khái niệm kinh doanh quốc tế là như thế nào?
Kinh doanh quốc tế: là toàn bộ những giao dịch kinh doanh vượt qua biên giới của một quốc gia. Nó liên quan đến sự dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động, chuyển giao công nghệ và quản lý qua biên giới các quốc gia.
Sự khác biệt khi kinh doanh nội địa và kinh doanh nước ngoài như thế nào?
- Hệ thống tiền tệ: mỗi quốc gia sẽ có sử dụng một đồng tiền riêng biệt. Vì vậy, khi giao thương hai bên cần thỏa thuận về đồng tiền khi tiến hành kinh doanh.
- Pháp luật: mỗi quốc gia sẽ có một thể chế pháp luật khác nhau, vì vậy khi tiến hành đầu tư tại nước ngoài các nhà quản trị buộc phải tìm hiểu kỹ về vấn đề pháp luật tại nước sở tại.
- Văn hóa và tập quán: là điều được chú trọng hàng đầu khi các công ty đi đầu tư tại nước ngoài, vì có thể vì những yếu tố liên quan đến văn hóa mà công ty bị tẩy chay.
- Tài nguyên và trình độ lao động: Tùy thuộc vào nhu cầu của từng nước mà họ sẽ là đi khai thác hoặc là nước bị khai thác.
Hoạt động trong ngành kinh doanh quốc tế
Trong lịch sử, các hoạt động thương mại quốc tế đầu tiên được biết đến với hình thức kinh doanh xuất – nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, ở thời đại hiện nay ngành kinh doanh quốc tế đã mở rộng ra với nhiều hình thức khác nhau.
Xuất khẩu và nhập khẩu
Xuất khẩu: hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tại một doanh nghiệp trong nước và được bán tại nước ngoài. Nhập khẩu: hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tại một doanh nghiệp t nước ngoài và được tiêu thụ trong nước.
Xuất nhập khẩu được chia thành hai nhóm chính là hoạt động thương mại sản phẩm hữu hình (quần áo, giày dép, mỹ phẩm,…) và hoạt động thương mại vô hình ( dịch vụ của ngân hàng, giải trí, phim ảnh,…)
Đầu tư quốc tế
Ở lại hình này bạn sẽ có hai dạng đầu tư: đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư theo danh mục nước ngoài (FPI).
FDI: là việc mua tài sản liên đến hoạt động tài chính ở nước ngoài, chẳng hạn như: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ vãng lai nhằm mục đích khác hơn là tham gia điều hành quản trị.
FPI: Chủ đầu tư mang vốn hoặc tài sản ra nước ngoài để đầu tư kinh doanh hoặc trực tiếp quản lý và điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn, đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh.
Cấp phép kinh doanh (Licensing)
Là dạng hợp đồng mà thông qua đó một công ty ( người cấp phép) trao quyền sử dụng những tài sản vô hình của mình cho một công ty khác trong một thời gian nhất định và người được cấp phép phải trả cho người cấp phép một số tiền nhất định.
Những tài sản vô hình như: văn bằng bảo hộ (patent), công thức (formulas), thiết kế (design), quyền tác giả (copyright) và nhãn hiệu hàng hóa (trademark).
Kinh doanh nhượng quyền (Franchising)
Nhượng quyền thương mại hình thức tư tự như Licensing, tuy nhiên điểm khác biệt của Franchising là xu hướng ràng buộc lâu dài hơn. Có thể nói đây là bản hợp đồng được biến thể từ hình thức cấp phép kinh doanh, nhưng nó đòi hỏi thêm ở người được nhượng quyền phải tuân thủ theo những quy định khắt khe từ người chuyển nhượng như phong cách phục vụ, cách bài trí cửa hàng, thực đơn, phương thức nấu ăn, …
Licensing thường được sử dụng trong các công ty sản xuất và Franchising được sử dụng trong công ty kinh doanh dịch vụ.
Hợp đồng quản lý
Là dạng hợp đồng mà trong đó các quốc gia đồng ý vận hành các cơ sở kinh doanh dịch vụ quản trị cho một doanh nghiệp tại một quốc gia nào đó trên khoảng phí định trước. Loại hình kinh doanh quốc tế thông dụng trong ngành công nghiệp khách sạn quốc tế trong thời kì phát triển đỉnh cao.
Ví dụ: Khách sạn Marriott và Hilton thường không sở hữu những khách sạn đắt tiền mang tên của họ, mà chỉ điều hành thông qua các đồng quản trị.
Những ngành học phục vụ cho kinh doanh quốc tế
Kinh doanh quốc tế phạm vi hoạt động của ngành rất lớn, sẽ tùy vào từng loại hình thức kinh doanh mà sẽ có ngành học phục vụ cho nhu cầu nhân sự của nó.
Ngành xuất nhập khẩu: Từ những 2016 trở sau, Việt Nam liên tục ký kết thêm nhiều hiệp định quốc tế và thu hút rất nhiều nhà đầu tư có định kinh doanh hoặc mở nhà xưởng tại Việt Nam. Do đó, nhu cầu nhân sự trong ngành thực sự là rất lớn, nếu bạn muốn thành công tại ngành thì bạn cần phải có chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ nghiệp vụ.
Ngành Logistic: Chính sự phát triển mạnh mẽ của ngành xuất nhập khẩu đã đẩy mạnh nhu cầu Logistic. Nhiệm vụ của của Logistic là thực hiện một quá trình khép kín từ khâu nguyên liệu đầu vào cho khâu cuối cùng là tới tay người tiêu dùng. Với sự phát triển công nghệ tiên tiến như hiện này thì Logistic không còn mang ý nghĩa hạn hẹp là vận tải nữa. Ngành này không còn mới trên thế giới, nhưng tại Việt Nam ngành này chỉ mới phát triển. Đây là ngành thích hợp cho bạn sinh viên có năng khiếu về mặt giao tiếp và lên kế hoạch.
Ngành Marketing: Hiện nay, tiếp thị truyền thống không còn đủ sức hút đối với công chúng nữa, buộc các doanh nghiệp phải thực hiện các hành động tiếp thị thông qua các kỹ thuật số. Theo như báo cáo về nghề nghiệp thì Marketing thuộc top 6 các ngành có như cầu tuyển dụng cao nhất.
Ngành quản trị kinh doanh: Đây là ngành thu hút nhiều sinh viên của nhiều trường đại học trong nước và nước ngoài, vì sự đặc thù của ngành này. Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh vẫn rất cao.
Cơ hội việc làm khi bạn tham gia vào ngành kinh doanh quốc tế
Có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp mà kinh doanh quốc tế mang lại cho bạn chẳng hạn như: chuyên viên xuất nhập khẩu, chuyên viên đối ngoại, chuyên viên xúc tiến thương mại,chuyên viên hoạch định tài chính quốc tế, chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế.
Điều kiện không thể thiếu khi bạn làm trong ngành kinh doanh quốc tế đó chính là khả năng sử dụng ngoại ngữ. Hiện tại, tiếng Anh là điều bắt buộc khi bạn làm trong ngành này, bên cạnh đó bạn cũng cần biết thêm một loại ngôn ngữ khác để giúp bạn có thể gây được ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng.
Nếu bạn cảm thấy bài viết hay và bổ ích thì ngừng ngại mà chia sẻ nó với bạn bè của bạn nhé. Xin chào và hẹn gặp lại