Tiếp tục theo đuổi con đường học thuật lên tiến sĩ là một trong những quyết định quan trọng, đòi hỏi cân nhắc kỹ càng và tìm hiểu về nhiều yếu tố. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc về tiến sĩ là gì, các điều kiện để theo học tiến sĩ và các quy chế đào tạo tiến sĩ. Hy vọng bài viết sẽ phần nào giúp các bạn vững tin vào những quyết định của mình
Tổng quan về học tiến sĩ
Chương trình học tiến sĩ là một chương trình học sau khi bạn đã hoàn thành xong chương trình thạc sĩ, được gọi tắt là PhD. Đây là một bằng cấp được Quốc Tế công nhận và thược trình độ cao nhất.
Các tiêu chí cần có khi nộp hồ sơ nghiên cứu sinh tiến sĩ
- Nắm chắc về các khái niệm và lý thuyết chuyên môn của ngành học
- Có hiểu biết nhất định về công việc nghiên cứu
- Có khả năng độc lập thực hiện các nghiên cứu
- Có tư duy logic, kết nối các kết quả để tạo nên những lập luận có giá trị
Tuy nhiên để theo học tiến sĩ cần các điều kiện cơ bản, đầu tiên là có bằng thạc sĩ của một ngành học liên quan. Đồng thời phải tiến hành viết đề cương nghiên cứu đưa ra được những kế hoạch dựa trên những nghiên cứu của bạn để thể hiện kiến thức và độ hiểu biết của bạn về các vấn đề thảo luận. Những luận điểm, luận cứ để làm sáng tỏ các vấn đề tồn đọng.
Không chỉ vậy, để nghiên cứu và hoàn thành chương trình PhD cần có một người thầy hướng dẫn gọi là người giám sát.
Lý do nên theo đuổi các chương trình tiến sĩ
Tấm bằng thạc sĩ là một tấm bằng được công nhận bởi quốc tế, giúp các bạn được công nhận và được đánh giá cao trong công việc và cuộc sống. Không chỉ vậy, khi theo học các chương trình PhD sẽ có cơ hội tiếp xúc và làm việc với những chuyên gia đầu ngành. Tạo các mối quan hệ mới cùng với đó là những cơ hội mới.
Các quy chế đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam
Đào tạo trình độ tiến sĩ để nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và ứng dụng, có năng lực nghiên cứu độc lập, phát hiện nguyên lý vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học đòi hỏi các quy chế đào tạo tiến sĩ nhất định:
Về Điều kiện dự tuyển
Điều kiện về chuyên môn:
- Có bằng thạc sĩ chuyên ngành liên quan hoặc bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên.
- Là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu 01 bài báo liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu dự kiến đăng trên các tạp chí thuộc danh mục các tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc 01 báo cáo đăng tại kỷ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học trong hoặc ngoài nước trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
Điều kiện về ngoại ngữ phải có một trong số các văn bằng, chứng chỉ sau:
- Bằng tốt nghiệp thạc sĩ do các cơ sở nước ngoài trong thời gian theo học với ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh hoặc ngôn ngữ khác
- Trong thời hạn 05 năm (60 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển đối với bằng tốt nghiệp đại học ngôn ngữ nước ngoài
- Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL hoặc Chứng chỉ IELTS hoặc Chứng chỉ TOEIC theo quy định và còn trong thời hạn 2 năm, được các tổ chức và cấp bởi các đơn vị được phép.
- Các chứng chỉ tiếng nước ngoài khác ở trình độ tương đương do tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) kể từ ngày cấp đến ngày đăng ký dự tuyển.
Hồ sơ dự tuyển
Theo quy chế đào tạo tiến sĩ yêu cầu các hộ sơ dự tuyển phải đáp ứng đủ:
- Đơn xin dự tuyển.
- Sơ yếu lý lịch cá nhân.
- Bản sao hợp lệ các văn bằng, chứng chỉ và minh chứng về chuyên môn, ngoại ngữ, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và thâm niên công tác theo quy định
- Đề cương nghiên cứu (theo mẫu do cơ sở đào tạo quy định)
- Thư giới thiệu của giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ am hiểu lĩnh vực, đề tài dự định nghiên cứu.
- Các tài liệu liên quan khác theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.
Trên đầy là những thông tin cần thiết về PhD và quy chế đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam. Các bạn cần nắm rõ để có sự chuẩn bị sẵn sàng cho con đường học thuật trong tương lai.