Phân tích dữ liệu (Data Analysis) là một định nghĩa đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ bản chất của data analysis, và đây cũng được xem là một ngành học “lạ” với nhiều người. Chính vì lẽ đó, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân viên trong lĩnh vực này khi mà nó vô cùng cần thiết. Trong thời kỳ bùng nổ nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực này với thị trường “cung không đủ cầu” chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết nhất về vai trò của data analysis dưới bài viết sau
Tổng quan về phân tích dữ liệu
Phân tích dữ liệu (hay còn gọi data analysis) là một quá trình chọn lọc dữ liệu, tìm kiếm, thu thập và tổng hợp các số liệu quan trọng trong một kho tàng các thông tin trộn lẫn với nhau. Hiểu đơn giản, công việc của data analysis là quá trình chuyển hóa các dữ liệu thô, hỗn tạp thành những dữ liệu cần thiết, trọng điểm có thể sử dụng được.
Những dữ liệu sau khi được chọn lọc được gọi là key insight có vai trò quan trọng đối với tất cả các công ty ở mọi quy mô lớn nhỏ. Đồng thời, dữ liệu sau khi được phân tích và tổng hợp có thể được trình bày dưới dạng tóm tắt hoặc biểu đồ, đồ thị.
Vai trò của phân tích dữ liệu
Phân tích dữ liệu giúp doanh nghiệp, công ty xác định được các xu hướng phát triển để tối ưu quy trình làm việc. Dựa vào data analysis có thể đánh giá thị trường, nhu cầu và đưa ra các quyết định quan trọng trong kinh doanh. Định hướng phát triển trong tương lai. Ngoài ra các doanh nghiệp đa số đều dùng các dữ liệu để tăng lợi thế cạnh tranh, kích cầu và tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Hiện nay, công nghệ phát triển nhiều kỹ thuật phân tích được tự động hóa.
Các loại hình phân tích dữ liệu
Có thể hình dung đơn giản phân tích dữ liệu thành 4 loại kể đến:
- Data analysis mô tả: Bằng cách mô tả lại những gì đã xảy ra hoặc đang diễn ra
- Data analysis chẩn đoán: Một hoặc nhiều hiện tượng được lý giải thông qua phân tích dữ liệu. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp khi đã có một số giả thiết nhất định được đặt ra cùng với số lượng dữ liệu có săn lớn.
- Data analysis dự đoán: Đưa ra các giả thuyết về những vấn đề có thể xảy ra bằng cách tổng hợp kho dữ liệu có sẵn.
- Data analysis đề xuất: Xác định những công việc và hoạt động cho tương lai gần bằng cách phân tích nguồn dữ liệu khổng lồ.
Các bước cơ bản thực hiện Data analysis
- Xác định mục tiêu
- Đặt các câu hỏi liên quan và tìm ra câu trả lời
- Thu thập dữ liệu
- Data Scrubbing
- Phân tích dữ liệu
- Đưa ra kết luận cuối cùng
Sự cần thiết khi theo học Data analysis
Khi theo học các chương trình đào tạo Data analysis ngoài việc các học viên có thể có các kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng truyền thông và sáng tạo thì khóa học giúp tăng các kỹ năng chuyên môn để xây dựng những nền tảng vững chắc kể đến:
- Kỹ năng EXCEL
- SQL (Ngôn ngữ cơ sở dữ liệu)
- R (NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH)
- Data Visualization – trực quan hóa dữ liệu
- Và còn rất nhiều các kỹ năng khác được cập nhật trong các khóa học data analysis
Có thể thấy, phân tích dữ liệu là một trong những bộ phận quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Khi nhu cầu ngày càng tăng, việc tìm kiếm các chuyên gia trong lĩnh vực trở nên khan hiếm thì việc các bạn bổ sung kiến thức về lĩnh vực này trở thành một “lối tắt” cho những định hướng nghề nghiệp trong tương lai