3 kỹ năng quan trọng giúp bạn đương đầu với thời đại công nghệ mới

Trong hơn thập kỷ qua, nhân loại đã chứng kiến sự thay đổi về xã hội và công nghệ với tốc độ nhanh hơn tất cả các thế kỷ trước cộng lại. Mọi thứ chuyển biến quá nhanh khiến chúng ta hầu như không có khoảng lặng để kịp ổn định bản thân sau mỗi làn sóng công qua lướt tới một cách dồn dập.

Con người và công nghệ trong thời đại mới

Để dễ giúp bạn dễ hình dung hơn, chúng ta hãy cùng quay ngược về quá khứ để xem công nghệ đã phát triển như thế nào. Trước đây, khi điện thoại và xe hơi được phát hành, cho đến khi được sử dụng rộng rãi đã tốn khá nhiều thời gian (đôi khi cả thế kỷ) để người dùng chấp nhận và sử dụng. Nhưng công nghệ mới hiện nay như: smartphone và mạng xã hội, đã được chấp nhận với tốc độ chỉ trong một đêm; hầu như thời gian từ lúc phát minh đến sử dụng phổ biến rất ngắn khoảng 2-3 năm có khi chỉ cần vài tháng.

Ngày nay, công nghệ mới phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. Vòng đời tiếp nhận công nghệ không còn là hình cong nữa, mà nó đã chuyển thành dạng theo hình “tên lửa”. Với AI, kỹ thuật di truyền và người máy khiến cho tốc độ phát triển ngày càng nhanh hơn. Nó đã đến sự phá vỡ các hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội cũng như các chuẩn mực về văn hóa và vai trò của xã hội. Công nghệ đã ảnh hưởng đến tâm lý và tình cảm của mỗi người chúng ta

Công nghệ mới đã phá phá vỡ: kinh doanh, giáo dục và cuộc sống hằng ngày

Rất nhiều ví dụ về thời đại phá vỡ này. Chẳng hạn như việc các phương tiện truyền thông xã hội (Facebook, Twitter,..) đã có tác động như thế trong quá trình Brexit và nhiều câu hỏi được đặt ra: Liệu các cuộc bầu cử có tự so và công bằng hay không? Ngay cả những người tạo ra các công nghệ kỹ thuật số này cũng có hiểu biết hạn chế về chúng và trong một số trường hợp, mất quyền kiểm soát khi các thuật toán AI tiếp quản, như tình huống nhà thờ Đức Bà Pari bị cháy gần đây được phân loại theo thuật toán và không phù hợp với một loại hỏa hoạn rất khác, vụ tấn công 11/9.

Các trường học ngày nay, cố gắng đưa công nghệ nhiều hơn vào trong việc giảng dạy, nhằm cải thiện việc học tập. Và số tiền chi tiêu cho việc chuyển đổi này là không hề thấp. Để tìm hiểu sâu hơn bạn có thể đọc cuốn sách: “Do not confuse motion with progress” của Peter Drucker.

Chắc bạn nhớ, vài năm trước ở trên đường phố có rất nhiều xe taxi và xe ôm. Nhưng từ khi dịch vụ chia sẻ xe gia gia tăng đã đẩy những người lái xe theo kiểu truyền thống này vào bờ vực phá sản. Bạn chỉ cần vài thao tác trên app bạn đã có thể chọn cho mình một chiếc xe phù hợp với giá cước phí được báo trước là nhiêu. Đây chính là phá vỡ không những về mặt kinh tế mà còn ở khía cạnh đời sống.

công nghệ thời đại 4.0

Ba ví dụ trên được đưa ra từ ba hoàn cảnh khác nhau cho sự thay đổi rất nhiều từ nguồn lao động và sự cần thiết lúc này chính là sự điều chỉnh từ hệ thống chính trị, giáo dục và kinh tế. Tạo ra sự thay đổi tích cực đa chiều đó chính là điều mà chúng ta cần cố gắng từ bây giờ.

Nếu chúng ta không tự thay đổi chính mình, thì chúng ta sẽ bị nhấn chìm và thụt lùi trong thời đại mà bất ai cũng cố gắng vươn lên. Bí quyết chính là học hỏi nhanh chóng và thực hiện nhanh chóng để luôn dẫn đầu.

Ba kỹ năng chính bạn cần phải có trong thời đại công nghệ mới

Ba kỹ năng chính sau đây, mà nhiều bạn trẻ phải tự mình trau dồi để có thể đối đầu với những thử thách từ thế giới đang chuyển mình quá nhanh, nếu bạn không theo kịp tốc độ đó bạn sẽ bị “ném” ra ngoài bất cứ lúc nào.

1.Khả năng liên tục học hỏi và nhanh chóng

Chính là việc sẵn sàng học hỏi và sau đó áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn một cách hiệu quả, sẽ giúp bạn nghĩ được nhiều phương án giải quyết trong các tình huống khó đoán. Hạt giống giúp cho việc học luôn được duy trì đó chính là sự tò mò. Với bản năng, sự tò mò sẽ thôi thúc con người tìm tòi, khám phá, phát minh và sáng tạo lại. Theo thời gian, sự tò mò đối với sự việc của con người sẽ dần mất đi khi họ ngày càng trưởng thành. Đừng để sự tò mò trong bạn bị dập tắt vì khi bạn ngừng tìm hiểu bạn sẽ tự bó hẹp tư duy của mình lại, bạn sẽ rất khó khăn trong việc thích nghi, phát triển và vượt trội hơn.

Như Alvin Toffler đã dự đoán: “Những người mù chữ của thế kỷ 21 sẽ không phải là những người không biết đọc và viết, mà là những người không thể học, không học và học lại.”

Khả năng tự học

Làm thế nào một người có thể phát triển niềm đam mê học tập?

  • Hãy tò mò: bắt đầu bằng cách hỏi “tại sao?” và làm điều đó liên tục.
  • Khám phá: hãy thử những điều mới và tương tác với nhiều kiểu người khác nhau.
  • Nhìn lại bản thân: Trau dồi nhận thức về bản thân, chủ động tìm kiếm phản hồi và sự giúp đỡ, xem thất bại là học hỏi.

Một bài báo của Harvard Business Review về “ Cải thiện khả năng học hỏi của bạn ” gọi Đổi mới, Thực hiện, Phản ánh và Rủi ro là những yếu tố thúc đẩy khả năng học tập chính.

2. Sức bật của tinh thần

Đây là việc cần thiết để con người đứng lên sau những cú ngã cuộc đời. Nó giúp chúng ta vượt qua và phát triển. Trông một thế giới đầy biến động, việc thích ứng và đương đầu với những áp lực và khó khăn cuộc sống mang là điều quan trọng, vì chỉ khi bạn vượt qua nghịch cảnh và thử thách bạn mới có thể tự mình đứng vững trên đôi chân của mình.

Sức bật của tinh thần con người

Khả năng phục hồi rất quan trọng trong cuộc sống cá nhân và kinh doanh. Làm một bài kiểm tra nhanh để xem bạn đứng ở đâu trên ba thuộc tính chính của khả năng phục hồi: thách thức, kiểm soát và cam kết.

Làm thế nào bạn có thể xây dựng sức bật của tinh thần?

  • Thực hành tái cấu trúc nhận thức: học cách thay đổi tinh thần cần thiết để xác định những mặt trái chứ không chỉ mặt trái của một tình huống khó khăn.
  • Tránh suy nghĩ trở thành nạn nhân (“Tại sao điều này lại xảy ra với tôi?”) Nó không hữu ích.
  • Suy nghĩ sâu sắc về vấn đề bạn đang gặp phải.

3. Lạc quan có cơ sở

Lạc quan là khuynh hướng dự đoán kết quả tốt nhất có thể. Sự lạc quan có cơ sở là nơi mà sự lạc quan của chủ nghĩa hiện thực và sự bi quan được hòa trộn với nhau. Những người mang sự lạc quan này có thể kết nối những cảm xúc tích cực và chuyển đổi những cảm xúc đó hành hành động hữu hình dẫn đến các giải pháp thực tế.

Tinh thần lạc quan

Và sự lạc quan này có thể học được, theo Martin Seligman người được coi là cha đẻ của tâm lý học tích cực đã đưa đưa khái niệm lạc quan học dựa trên nghiên cứu của ông về sự bất lực trong học tập. Stanford cũng có một cuộc khảo sát dựa trên nghiên cứu của Martin để phân tích suy nghĩ của một người qua cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố.

Làm thế nào để xây dựng sự lạc quan có cơ sở?

  • Tập trung vào điều tích cực.
  • Đọc về những truyền cảm hứng và giữ mối quan hệ với những người có cái nhìn lạc quan và thực tế.
  • Hãy lưu tâm: chính niệm là một kỹ năng, và nó có rất nhiều thứ. May mắn thay, có rất nhiều tài nguyên để giúp bạn trau dồi nó.

Khi chúng ta càng tiến sâu hơn vào thế kỷ 21, rất nhiều thứ đã thay đổi: mô hình kinh doanh kiểu cũ đã bị phá vỡ, vòng đời sản phẩm trở nên ngắn hơn và sự cạnh tranh của máy móc. Việc có IQ cao không đủ giúp bạn thích nghi với sự biến hóa khôn lường của cuộc sống. Mà cần kết hợp EQ (emotional intelligence -chỉ số cảm xúc) và RQ ( resilience quotient – chỉ số khả năng phục hồi cảm xúc), để cân bằng lại trạng thái cảm xúc giúp bạn có thể đối mặt với thế giới.

Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới “VUCA”, được ghép từ các chữ cái đầu của các từ Volatility: nhiều biến động, Uncertainty: bất định, Complexity: phức tạp và Ambiguity: mơ hồ. Trên đời này, không quan trọng là bạn ngã hay ngã bao nhiêu lần, mà quan trọng là bạn đứng dậy nhanh như thế nào. Bạn đã sẵn sàng để giải phóng chiến binh VUCA trong mình chưa?

Related Posts

Leave a Reply

Call Now