3 loại virus liên quan đến Covid-19 đã giết chết doanh nghiệp như thế nào

Coronavirus đã tạo ra cả một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng và một cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới. Đại dịch đã làm gián đoạn cuộc sống, đẩy hệ thống bệnh viện vào tình trạng quá tải và tạo ra sự suy giảm kinh tế toàn cầu. Covid-19 đã đem đến cho nhân loại cuộc khủng hoảng kinh tế quy mô lớn mà trước đây chưa từng có: đại dịch đã tạo ra những cú sốc về nhu cầu tiêu dùng, sự chênh lệch về nguồn cung ứng và tài chính trong cùng một lúc.

covid-19 ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp

Trải qua 6 tháng của cuộc khủng hoảng Covid-19, hôm nay Pi Institute chúng tôi sẽ trình bày những sự thật về tình trạng kinh tế, phân tích sâu sắc về sự ảnh hưởng mà đại dịch mang đến cho các doanh nghiệp:

Virus 1: Doanh thu của các doanh nghiệp đã giảm liên tục trong 6 tháng đầu năm 2021

Đại dịch COVID-19 đã gây thiệt hại đặc biệt cho các doanh nghiệp nhỏ, đại diện cho phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam. Sự sụt giảm nghiêm trọng về doanh thu ở các lĩnh vực như giải trí, nhà hàng khách sạn, và giáo dục. Theo Tổng cục thống kê đưa ra Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội Quý III và tháng 9 năm 2021 như sau:

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ. Tăng trưởng âm trong 9 tháng năm 2021 của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế. Ngành bán buôn, bán lẻ giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước, làm giảm 0,3 điểm phần trăm trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành vận tải kho bãi giảm 7,79%, làm giảm 0,47 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 23,18%, làm giảm 0,57 điểm phần trăm. Ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt tốc độ tăng cao nhất với mức tăng 21,15%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,37%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông tăng 5,24%, đóng góp 0,32 điểm phần trăm.

Virus 2: Đưa ra quyết định sa thải và ngừng hoạt động của doanh nghiệp

Sự tàn phá thị trường lao động do đại dịch gây ra được chứng minh là sự phá hủy nhanh chóng và nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Nhiều doanh nghiệp đã phải đi đến những quyết định bất khả kháng để đối phó với đại dịch Covid-19 bằng cách giảm tối đa các hoạt động của họ bằng cách: giảm giờ làm việc, giảm tình trạng sử dụng lao động, sa thải nhân viên và thậm chí là thông báo ngừng hoạt động doanh nghiệp.

Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương là những nơi hoạt động kinh tế sôi động nhất nước Việt Nam, tuy nhiên tỷ lệ doanh nghiệp rơi vào tình trạng tuyên bố phá sản và tỷ lệ người lao động thất nghiệp được đánh giá là cao nhất.

Theo đánh giá của Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt chuỗi cung ứng nguyên vật liệu sản xuất hàng may mặc, giày da xuất khẩu bị tác động nặng nề nhất. Trong giai đoạn Covid-19, doanh nghiệp phải đối mặt với những biến động xấu như: thị trường tiêu thụ hạn hẹp, nhu cầu về nguyên vật liệu bị gián đoạn, chi phí đầu vào tăng không kiểm soát. Tỷ lệ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 lên đến 49,45% tại TP. HCM và Bình Dương. Các chủ doanh nghiệp ở 2 tỉnh thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã cắt giảm hoặc không ngừng lên kế hoạch cắt giảm hàng trăm nhân sự để đấu tranh cho sự sinh tồn của doanh nghiệp.

cơ hội cho doanh nghiệp còn phía trước

Virus 3: Con số đáng buồn về lao động thất nghiệp

Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, tỷ lệ người lao động thất nghiệp tăng nhanh chóng và chưa tìm thấy “đỉnh” của tỷ lệ này, những đối tượng lao động nhưng không có việc làm trong quý II năm 2021 là 57,4% – tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong 3 năm gần đây. (Theo Tổng cục Thống kê họp báo Công bố Tình hình lao động, việc làm trong quý II và 6 tháng đầu năm 2021).

Nhìn chung, con số thống kê về tình hình lao động và việc làm trong quý II năm 2021 đã phản ánh sâu sắc những khó khăn và tác động xấu của nền kinh tế nói chung là thị trường lao động Việt Nam nói riêng trong nửa năm qua, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 chưa kết thúc, chúng ta sẽ tiếp tục đối mặt với những diễn biến khó lường như:

  • Đứt gãy chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu
  • Người lao động gặp khó khăn trong đời sống do nghỉ việc không lương, ngừng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Người lao động không sẵn sàng quay lại làm việc nếu như không không có biện pháp an toàn bảo vệ sức khỏe
  • Sự chênh lệch về cung – cầu lao động tại thị trường Việt Nam
  • Đời sống an sinh không được đảm bảo, gia tăng tỷ lệ tệ nạn xã hội

Tóm lại, những tác động xấu đột ngột đối với doanh nghiệp và thị trường lao động là mối đe dọa cho sự phục hồi nền kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế thế giới nói chung, nếu chúng ta luôn hoảng loạn trước những biến động xấu có thể gây ra thiệt hại lâu dài và vĩnh viễn. Với cái giá phải trả cho cuộc sống và sinh kế của một nền kinh tế non trẻ và mỏng manh như thị trường Việt Nam và thị trường lao động, Pi Institute hân hạnh tổ chức buổi thảo luận về chủ đề “Chinh phục cơn hoảng loạn” với các chuyên gia kinh tế để cung cấp thông tin hữu ích và công cụ giúp doanh nghiệp chấm dứt “cơn hoảng loạn trước đại dịch Covid-19” và đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế sang quá trình phát triển bền vững.

Related Posts

Leave a Reply

Call Now