Định nghĩa social media và 6 phân loại phổ biến

Hơn 95% người dùng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác hiện nay trên toàn thế giới đều sở hữu ít nhất 2 tài khoản mạng xã hội khác nhau đã giúp social media không chỉ là kênh giải trí thông thường mà còn là vị trí kinh doanh đắc lợi của các công ty. Vậy social media là gì, nó hoạt động trên những hình thức nào, cùng Pi Institute tìm hiểu bên dưới nhé!

Định nghĩa và phân loại social media

Định nghĩa về social media

Social media là thuật ngữ chỉ các công cụ hỗ trợ tương tác, chia sẻ nội dung, thông tin… trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội. Các công cụ giúp gắn kết và giữ liên lạc giữa bạn bè, người thân, người có chung chí hướng trong một cộng đồng nhỏ… cách biệt về địa lý. Đồng thời, doanh nghiệp còn sử dụng chúng để tiếp thị, quảng bá sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng tiềm năng. Nhờ đó, social media rất có sức hút trên toàn cầu, đặc biệt là trên các nền tảng như Facebook, Instagram, Titok…

Lợi ích của social media

Lợi ích social media đem lại cho người dùng và doanh nghiệp

Là hình thức đang được các doanh nghiệp trên toàn thế giới ưa chuộng bậc nhất, social media sở hữu nhiều lợi thế giúp công ty/cá nhân phát triển hơn trong lĩnh vực của mình, trong đó phải kể đến:

  • Khả năng hiển thị người dùng: social media cho phép người dùng dễ dàng giao lưu, trao đổi, chia sẻ ý tưởng… mà không giới hạn độ tuổi, giới tính, khu vực địa lý, thời gian…
  • Xây dựng khán giả: thông qua fanpage hoặc các ứng dụng cá nhân, khán giả có thể cập nhật tin tức về người mình yêu mến cũng như nhận phản hồi từ họ. Ngoài ra, người nổi tiếng còn sử dụng social media để quảng cáo về một dự án, bộ phim… mà mình sắp ra mắt.
  • Kinh doanh và tiếp thị sản phẩm: thực hiện các chương trình pre-product, ra mắt sản phẩm và đưa ra các phản hồi tốt từ người mua nhanh chóng bằng những bài đăng. Mặt khác, các doanh nghiệp có thể sử dụng mạng xã hội để duy trì lượng theo dõi và thử nghiệm trên nhiều thị trường khác. Nếu thực hiện tốt, nội dung trên các kênh social media còn được xem là sản phẩm của doanh nghiệp.

Những thách thức social media có thể gặp phải

Những thách thức thường gặp của social media

Bên cạnh cơ hội, social media cũng đi kèm với nhiều thách thức, trong đó phải kể đến:

  • Sức khỏe tinh thần: lạm dụng mạng xã hội quá nhiều, thường xuyên đọc các bình luận và chia sẻ tiêu cực dễ dẫn đến những hành động dại dột, hành vi sai trái và thường xuyên bị kích động.
  • Thông tin biến dạng: một sự thật là khi social media càng phát triển thì anh hùng bàn phím xuất hiện càng nhiều và người đưa thông tin sai lệch cũng không thiếu. Mục đích của họ là gây nhiễu số đông và đánh lừa người khác. Vì vậy, khi tham gia vào các nền tảng mạng xã hội, người dùng phải biết chọn lọc thông tin và nguồn đọc uy tín.
  • Những bài viết mang tính xúc phạm: có thể nói social media là con dao hai lưỡi, chúng giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu nhưng cũng có thể nhấn chìm họ bằng những bài viết mang tính tranh cãi, bôi nhọ và bị đối thủ cạnh tranh dở chiêu trò.
  • Bảo mật và lưu giữ: là nơi phát triển dựa trên tinh thần chia sẻ và tương tác, để dễ gây chú ý hơn, nhiều doanh nghiệp đã tiết lộ quá nhiều trên mạng xã hội, dẫn đến thông tin mật bị rò rỉ. Mặt khác, những thông tin tiêu cực một khi đã xuất hiện trên một nền tảng nào đó, nó sẽ tồn tại cho đến khi nền tảng ngừng hoạt động và có thể xem lại bất cứ khi nào. Như vậy, sẽ gây tổn thất không nhỏ đến hình ảnh doanh nghiệp.
  • Gây phân tâm: dù muốn dù không, người quản lý rất khó để kiểm soát chặt chẽ hành động thường xuyên dạo chơi trên các kênh social trong giờ làm của nhân viên (ngoại trừ người sáng tạo nội dung và các bên liên quan), từ đó, hiệu suất công việc sẽ giảm dần và có sự đối phó.

Ứng dụng của social media trong kinh doanh

Trong kinh doanh, mạng xã hội được sử dụng như thị trường trung gian để tiếp thị sản phẩm, quảng bá thương hiệu, kết nối khách hàng và thử nghiệm các hoạt động kinh doanh. Phát triển dựa trên nền tảng giao tiếp, social media góp phần làm cho người dùng trở nên cởi mở hơn trong chia sẻ trải nghiệm, mong muốn và nhu cầu với doanh nghiệp. Đồng thời, công ty cũng dễ dàng tư vấn, phản hồi và xử lý các vấn đề của khách hàng giúp giữ chân và xây dựng niềm tin với họ nhanh chóng. Ngoài ra, mạng xã hội cũng là địa chỉ hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm ý tưởng cho sản phẩm mới, cải thiện và phát triển sản phẩm cũ.

Ví dụ về các ứng dụng được doanh nghiệp yêu thích

Chức năng của social media

  • Phân tích phương tiện truyền thông xã hội: đây là hoạt động thu thập và phân tích dữ liệu từ blog, website, facebook… để hỗ trợ trong việc ra quyết định kinh doanh. Hành động được làm nhiều nhất là phân tích hành vi người dùng.
  • Tiếp thị truyền thông xã hội (SMM): thành phần chính của nó là tối ưu hóa mạng xã hội (SMO). Tương tự tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, SMO chiến lược tạo ra nội dung hấp dẫn thông qua bài viết, cập nhật trạng thái, tweet, blog, sau đó gắn liên kết hoặc nút chia sẻ để dẫn dắt người dùng truy cập vào website.
  • Tuyển dụng: không chỉ thúc đẩy kinh doanh, social media còn là nơi doanh nghiệp có thể chiêu mộ doanh tài, bằng cách đăng thông tin tuyển dụng vào các group liên quan, có nhiều ứng viên tiềm năng.

Phân loại các kênh social media hiện nay

Gồm có 4 loại chính:

1/ Social networks (mạng xã hội): Facebook và Linkedin có thể xem là hai nền tảng đang kinh doanh thành công nhất tại Việt Nam. Trọng tâm chính của các kênh này là hướng đến người dùng. Họ thường xuyên đề xuất và phân bổ nội dung phù hợp với nhu cầu tìm kiếm và các thao tác thường sử dụng khác.

Các kênh mạng xã hội phổ biến hiện nay

2/ Media-sharing networks (mạng chia sẻ phương tiện): mục đích chính của những mạng này hướng đến nội dung, xoay quanh các nội dung do người dùng sáng tạo ra. Ví dụ như youtube, tiktok, instagram…

3/ Community-based networks (mạng cộng đồng): trọng tâm chính của nó là các chủ đề thảo luận chuyên sâu, tương tự như blog hay forum. Một người dùng sẽ đưa ra vấn đề và những người khác vào bình luận chi tiết theo quan điểm cá nhân.

4/ Review board networks (mạng đánh giá): phương tiện truyền thông này xoay quanh các đánh giá, nêu cảm nhận về một sản phẩm hoặc dịch vụ bât kỳ.

Ví dụ về các kênh social media phổ biến

Ví dụ các kênh social media

Dưới đây là một số ví dụ về các nền tảng truyền thông xã hội phổ biến:

  • Facebook: là một trang web miễn phí, tương thích trên cả máy tính và điện thoại. Người dùng đăng ký tài khoản bằng gmail hoặc điện thoại, sau đó tải ảnh hoặc video, kết bạn, gửi tin nhắn, đăng tải trạng thái…
    Linkedin: là trang mạng xã hội được thiết tập trung cho công động doanh nghiệp. Các thành viên tạo tài khoản giống như Facebook và kết nối với những người cùng chung ý tưởng.
  • Pinterest: được biết đến với kho tàng hình ảnh được phân loại và chia sẻ phong phú. Mục đích chính của nó là mô tả nội dung thông qua hình ảnh. Và chỉ cần nhấp chọn hình ảnh bất kỳ, bạn có thể tìm thấy hàng nghìn hình ảnh khác có định hướng tương tự.
  • Twitter là nền tảng mạng xã hội được ứng dụng rộng rãi tại Trung Quốc, nó hoạt động như ứng dụng Facebook thứ hai với các bài đăng ngắn được gọi là tweet. Đồng nghĩa, khi đã có tài khoản đăng ký bạn có thể xem trạng thái của những người đang theo dõi và ngược lại.
  • Wikipedia là một bách khoa toàn thư nội dung mở, miễn phí được tạo ra thông qua một cộng đồng hợp tác. Bất kỳ ai đã đăng ký trên Wikipedia đều có thể tạo một bài báo để xuất bản; không cần đăng ký để sửa bài.

Social media phát triển ở khắp mọi nơi. Bất kỳ ai dù cá nhân hay doanh nghiệp để có thể sử dụng và tận dụng các cơ hội của chúng. Đó là một nguồn lực quan trọng để tương tác, nhận phản hồi của khách hàng và tăng khả năng nhận diện của doanh nghiệp.

Related Posts

Leave a Reply

Call Now