Học thạc sĩ trái ngành, những điều cần biết

Hơn một nửa sinh viên tốt nghiệp hiện nay làm việc không đúng chuyên môn đã học, con số này đạt mức 60% theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Do đó cũng không quá ngạc nhiên khi số người theo học bằng Thạc sĩ trái ngành đang tăng đột biến tại Việt Nam. Vậy học Thạc sĩ trái ngành có khó không và điều kiện nhập học là gì, tất cả sẽ gói gọn trong bài viết dưới đây.

Học Thạc sĩ trái ngành

Học một ngành nhưng lại phát triển vượt bậc tại một ngành – lĩnh vực hoàn toàn khác, điều này đã quá đỗi quen thuộc trong thực trạng ứng tuyển tại Việt Nam. Đồng thời, người làm việc trái ngành cũng muốn công việc thuận lợi và phát triển hơn nữa nên họ bắt đầu lên kế hoạch học lên Thạc sĩ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng thuận lợi trong việc học Thạc sĩ trái ngành, bởi bạn học chuyên ngành kinh tế nhưng muốn học Thạc sĩ lĩnh vực Y khoa chắc chắn sẽ rất khó khăn. Một ngành đòi hỏi sự chính xác, chuyên môn cao và an toàn tuyệt đối không thể chấp nhận một người thiếu kiến thức và chưa được đào tạo bài bản.


Nhưng nếu theo đuổi tấm bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh thì lại khác, đây là tấm bằng có sự linh hoạt cao vì trong chương trình đào tạo, người học MBA dường như được cung cấp đầy đủ kiến thức về quản trị, marketing, quản trị nhân sự, phân tích tài chính, kỹ năng thương lượng, đàm phán… Trong quá trình học bạn sẽ được tiếp cận và phân tích nhiều vấn đề thực tế từ nền kinh tế Việt Nam đến thế giới trong các môn học cốt lõi được giảng dạy bởi các giảng viên, giáo sư có bề dày kinh nghiệm cao và kiến thức chuyên môn vững vàng.

Đào tạo kiến thức chuyên môn
Từ đây có thể thấy, trừ các ngành yêu cầu chuyên môn cao như Y khoa thì bạn hoàn toàn có thể theo học Thạc sĩ như mong muốn, đặc biệt là tấm bằng MBA mà không gặp bất kỳ khó khăn nào nếu đạt đủ các điều kiện trường bạn theo học đã đề ra.

Điều kiện học Thạc sĩ

Điều kiện học Thạc sĩ trái ngành
Theo thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bạn hoàn toàn có thể thay đổi nguyện vọng chuyên ngành khi chuyển giao từ bậc cử nhân lên Thạc sĩ. Cụ thể như sau:

– Đối với người học chuyên ngành chính xác không cần học bổ sung;

– Đối với người ngành học gần phải học bổ sung từ 3 – 5 môn trước khi bắt đầu học Thạc sĩ;

– Với những người học chuyên ngành khác phải học thêm một khóa từ 8 – 11 môn bổ sung.

Ví dụ về chuyên ngành đúng, gần và khác:

– Chuyên ngành đúng: Marketing.

– Chuyên ngành gần: gồm các ngành trong lĩnh vực kinh tế và quản lý.

– Chuyên ngành khác: các ngành thuộc khối kỹ thuật…

Ngoài ra, một số chương trình Thạc sĩ như Quản trị kinh doanh đòi hỏi người học có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc và các yếu tố như sức khỏe, lý lịch… cũng ảnh hưởng đến nguyện vọng xét tuyển học Thạc sĩ trái ngành. Vì vậy hãy tìm hiểu kỹ và chuẩn bị thật chu toàn trước khi bắt đầu đăng ký học Thạc sĩ.

Sở hữu tấm bằng Thạc sĩ đồng nghĩa bạn sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn hơn trong con đường sự nghiệp rất dài phía trước, nếu có ý định học Thạc sĩ trái ngành hãy bắt đầu lên kế hoạch và thực hiện càng sớm càng tốt hoặc liên hệ Hotline: 0879299220 nhận tư vấn trực tiếp từ Pi Institute. Hy vọng các thông tin trong bài viết sẽ hữu ích với bạn.

Related Posts

Leave a Reply

Call Now