Thuật ngữ “Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng” đôi khi được sử dụng thay thế cho nhau, nên nhiều người đã cho rằng không có sự khác biệt giữa hai cụm từ này và Quản lý chuỗi cung ứng chỉ là Logistics “mới”.
Tìm hiểu về Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Các hoạt động thu mua, quản lý nguyên vật liệu, logistics, vận chuyển, kiểm soát hàng tồn kho, quản lý chuỗi cung ứng… ngày các phát triển và có sự giao nhau trong công việc, dẫn đến các khái niệm về chúng ngày càng mờ nhạt, đã khiến những người mới hoặc không hiểu rõ về ngành dễ nhầm lẫn và sử dụng như thể hai thuật ngữ là một.
Mặc dù hai thuật ngữ này có một số điểm tương đồng, nhưng trên thực tế chúng là những khái niệm khác nhau với ý nghĩa khác nhau. Quản lý chuỗi cung ứng là sự liên kết bao quát nhiều quy trình với nhau để đạt được lợi thế cạnh tranh, trong khi Logistic đề cập đến sự di chuyển, lưu trữ và dòng chảy của hàng hóa, dịch vụ và thông tin trong chuỗi cung ứng tổng thể.
Quản lý chuỗi cung ứng là gì?
Quản lý chuỗi cung ứng được hiểu như một phương tiện kết nối công ty với nhà cung cấp, khách hàng và các đối tác nhằm thúc đẩy tạo ra giá trị cho người sử dụng cuối cùng. Theo lý thuyết được phân tích trên sách giáo khoa đang sử dụng trên giảng dạy lại cho rằng: “Những hoạt động của quản lý chuỗi cung ứng là các quyết định chiến lược và thiết lập khuôn khổ thực hiện trong quá trình vận hành”.
Chính những nỗ lực liên kết và hỗ trợ lẫn nhau trong chuỗi cung ứng đã tạo ra một dây chuyền làm việc suôn sẻ từ lúc chọn lựa nguyên liệu thô đến khâu thành phẩm cung cấp giá trị. Các nhà quản lý chuỗi cung ứng làm việc trên nhiều chức năng và doanh nghiệp liên quan khác nhằm chắc chắn sản phẩm không chỉ đến tay người tiêu dùng mà còn đáp ứng tất cả nhu cầu cần thiết. Và Logistic chỉ là một phần nhỏ trong mạng lưới chuỗi cung ứng rộng lớn.
Logistics là gì?
Theo Hội đồng chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng định nghĩa: “Logistics chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát, lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và các thông tin liên quan từ điểm sản xuất tới nơi tiêu thụ, với mục đích đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng”.
Nhằm đảm bảo khách hàng có thể mua được sản phẩm mong muốn vào đúng thời điểm, nơi chốn với giá cả phù hợp, ngành Logistic đã chia làm hai loại: Inbound Logistic và Outbound Logistics.
Inbound Logistics liên quan đến các hoạt động tìm kiếm, thu mua nguyên vật liệu, sau đó xử lý, lưu trữ và vận chuyển chúng. Outbound Logistics tiến hành thu thập, bảo trì và phân phối đến khách hàng. Các hoạt động khác, chẳng hạn như đóng gói, hoàn thành đơn hàng, lưu kho, quản lý kho hàng và duy trì trạng thái cân bằng giữa cung và cầu cũng ảnh hưởng đến hậu cần.
Sự khác biệt chính giữa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Điều quan trọng cần nhớ giữa hai thuật ngữ là chúng không thể thay thế cho nhau nhưng lại có ý nghĩa bổ sung. Một quá trình không thể tồn tại mà không có quá trình kia. Dưới đây là một số khác biệt chính giúp bạn hiểu rõ hơn về chúng:
- Quản lý chuỗi cung ứng là một cách để liên kết các quy trình kinh doanh chính trong và giữa các công ty thành một mô hình kinh doanh hiệu suất cao nhằm thúc đẩy lợi thế cạnh tranh.
- Logistics đề cập đến sự di chuyển, lưu trữ, dòng chảy của hàng hóa, dịch vụ và thông tin bên trong & bên ngoài tổ chức.
- Trọng tâm chính của chuỗi cung ứng là lợi thế cạnh tranh, trong khi của Logistics là đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
- Logistics là một thuật ngữ đã có từ rất lâu, nguồn gốc từ quân sự, trong khi quản lý chuỗi cung ứng là một thuật ngữ tương đối mới.
- Logistics là một hoạt động trong chuỗi cung ứng.
Nắm rõ các khái niệm bạn sẽ thấy điểm khác nhau rõ rệt giữa Logistic và Quản trị chuỗi cung ứng. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã hữu ích với bạn. Ngoài ra, nếu đang tìm kiếm khóa học MBA chất lượng, hãy comment bên dưới bài viết hoặc liên hệ Hotline: 0879299220 để nhận tư vấn chi tiết.