Trong suốt nhiều thập kỷ phát triển, một số khái niệm marketing vẫn trường tồn trước thử thách của thời gian. Mặc dù mang tính chất khá “truyền thống”, khái niệm phân khúc – mục tiêu – định vị cũng như mô hình sản phẩm – giá – phân phối – chiêu thị (4P) đã trở thành những yếu tố cơ bản đối với các nhà tiếp thị hiện đại trên toàn cầu.
Sự kết hợp của 4 yếu tố trong marketing mà một doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình, bao gồm: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (chiêu thị). Bài viết này sẽ giải thích cách mà những yếu tố này ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp như thế nào.
Phân tích 4 chữ P trong Marketing
Mỗi một chữ P trong chiến lược marketing của doanh nghiệp đều ảnh hưởng đến việc ra quyết định của người tiêu dùng, trước khi tìm hiểu về cách 4 yếu tố này kết hợp với nhau như thế nào để có một chiến lược marketing hoàn chỉnh, chúng ta sẽ tìm hiểu từng yếu tố:
1. Product (sản phẩm)
Sản phẩm là thứ mà doanh nghiệp bạn đang bán cho dù đó là hàng hóa hữu hình hay dịch vụ vô hình. Trước khi đưa sản phẩm ra thị trường, bạn cũng nên xem xét sự trải nghiệm mà người dùng có khi tiếp cận với sản phẩm của bạn. Dưới đây là các câu hỏi có thể giúp bạn xác định rõ ràng tiêu chí sản phẩm mà doanh nghiệp bạn cung cấp:
- Điều gì làm cho khách hàng chọn lựa sản phẩm của bạn thay vì đối thủ cạnh tranh?
- Đặc điểm gì thu hút khách hàng đến với sản phẩm của bạn?
- Những trải nghiệm mà khách hàng có được khi trải nghiệm sản phẩm mà bạn đang bán là gì?
2. Price (giá cả)
Giá của sản phẩm là phần doanh thu bạn thu được từ việc bán sản phẩm. Người bán luôn có mong muốn tăng doanh thu càng nhiều càng tốt và ngược lại người mua muốn trả phí này ít nhất có thể. Vậy giá cả của sản phẩm như thế nào để cân bằng được giữa những gì người bán và người mua mong muốn.
Việc đặt ra một giá cả phù hợp cho sản phẩm hoặc dịch vụ là một bài toán hấp dẫn cho doanh nghiệp. Nếu đưa ra một mức giá thấp bạn có thể bán được một khối lượng sản phẩm lớn nhưng sẽ không thu được phần lợi nhuận như mong muốn. Nếu giá sản phẩm quá cao thì lượng sản phẩm bán ra có thể giảm.
Giá sản phẩm cũng ảnh hưởng đến định vị thương hiệu hoặc cách người dùng cảm nhận sản phẩm của bạn. Cũng như cách phân tích trên, nếu sản phẩm của bạn được định giá quá thấp thì người tiêu dùng sẽ nghi ngờ đến chất lượng sản phẩm. Mặt khác, nếu bạn định giá sản phẩm của mình quá cao, đặc biệt là cao hơn so với các sản phẩm tương tự của đối thủ cạnh tranh, người dùng sẽ có xu hướng lựa chọn sản phẩm cùng tính năng và có giá cả hợp lý hơn và ngay khi đó sản phẩm của bạn sẽ bị bỏ lại phía sau.
Có rất nhiều chiến lược về giá khác nhau mà bạn có thể áp dụng để định giá sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mình. Nhưng bất kể bạn áp dụng cách tiếp cận nào, hãy luôn đảm bảo những tiêu chí sau:
- Nên cân đối chi phí sản xuất và giá phân phối sản phẩm để đạt được doanh thu hợp lý
- Sản phẩm có nhu cầu tiêu dùng cao không? Nhu cầu sẽ thúc đẩy giá cả.
- Tham khảo giá sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh và xem xét bạn muốn định giá sản phẩm cao hay thấp hơn.
3. Promotion (chiêu thị)
Chiêu thị là bao gồm các chiến thuật tiếp cận khách hàng mà doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình. Một sản phẩm và một mức giá tốt thôi là chưa đủ, chiến lược chiêu thị với các thông điệp gửi đến khách hàng và các kênh phối. Những yếu tố cần mà doanh nghiệp nên xem xét khi lập chiến lược chiêu thị:
- Một thông điệp quảng cáo không chỉ thể hiện thông điệp cho mọi người biết đến sự tồn tại của sản phẩm, dịch vụ của bạn mà còn phải cung cấp tất cả thông tin mà người dùng cần về thứ mà bạn đang rao bán, chẳng hạn như sản phẩm, dịch vụ của bạn giải quyết được vấn đề gì cho họ và mang lại những lợi ích nào cho người mua.
- Khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Bạn cần phải xác định sản phẩm của bạn dành cho ai hay ai là người mà bạn mong muốn được phục vụ.
- Bạn sử dụng phương tiện nào để truyền tải thông điệp: văn bản, âm thanh, video, …
- Bạn đang sử dụng kênh nào để truyền tải thông điệp của mình. Tiktok hay quảng cáo trên trang báo truyền thống, Podcast hoặc bản tin email, quảng cáo trực tuyến hay di động.
Bạn có thể nhận thấy rằng tất cả những câu hỏi này đều có liên quan đến nhau. Ví dụ: lựa chọn kênh quảng cáo của bạn có thể sẽ phụ thuộc vào đối tượng mục tiêu của bạn là ai. Đồng thời, các hoạt động chiêu thị cũng bao gồm nhiều thứ hơn có thể bao gồm quá trình bán hàng, quan hệ công chúng và quảng cáo.
Xem thêm: Những kiến thức cơ bản về Marketing trực tiếp
4. Place (phân phối)
Kênh phân phối là nơi người mua của bạn có thể tìm thấy sản phẩm của bạn. Từ quan điểm của nhà tiếp thị, đó là nơi bạn sẽ phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, cho dù đó là cửa hàng truyền thống hay cửa hàng trực tuyến.
Về kênh phân phối có nghĩa là suy nghĩ về hệ thống bán hàng lý tưởng cũng như điểm đến cuối cùng. Bạn có thể tham khảo những câu hỏi sau đây để xác định được tiêu chí trước khi bắt đầu:
- Làm thế nào để khách hàng dễ dàng nhìn thấy thương hiệu của bạn.
- Bạn sẽ bán sản phẩm của mình ở cửa hàng bán lẻ hay qua các cửa hàng trực tuyến.
- Bạn sẽ bán trực tiếp cho người tiêu dùng hay sử dụng các đại lý.
- Bạn sẽ có cửa hàng của riêng mình, cho dù trực tuyến hay ngoại tuyến, hay bạn sẽ bán trên thị trường như Amazon hoặc thông qua một bên trung gian.
Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ ảnh hưởng không chỉ đến chiến lược tiếp thị tổng thể mà còn ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của bạn. Các câu hỏi này sẽ liên quan đến cách mà bạn phân phối sản phẩm, dịch vụ của mình ở đâu.
Chúng tôi đã trình bày những điều mà các nhà tiếp thị doanh nghiệp cần biết về tiếp thị 4 chữ P dành cho doanh nghiệp và điều quan trọng là chiến lược marketing của bạn ở hiện tại phải đảm bảo có thể thích ứng với các xu hướng và công nghệ mới. Mặc dù xu hướng ở thời đại 4.0 có thay đổi liên tục nhưng 4 chữ P vẫn là những thành phần chính trong việc thiết kế một chiến lược marketing hoàn hảo.
Hy vọng với những chia sẻ về marketing 4P các nhà tiếp thị doanh nghiệp đã có thể tự tự tin áp dụng vào doanh nghiệp của mình. Theo dõi trang Pi Institute để có thêm nhiều kiến thức liên quan đến các kiến thức bổ ích bạn nhé.