8 Phương pháp quản lý nhân sự cho nhà lãnh đạo

Khám phá 8 phương pháp quản lý nhân sự được áp dụng tiêu biểu vào năm 2020 – 2021 để hiểu hơn về cách thức đánh giá, giữ chân và phát triển nhân viên của các nhà lãnh đạo trong một tổ chức.

Tìm hiểu 8 phương pháp quản lý nhân sự phổ biến

Đào tạo

Là phương pháp quản lý nhân sự bằng cách phát triển năng lực người lao động thông qua các hình thức: bài giảng, thực hành, video, postcard, mô phỏng và thực hiện dự án nhóm. Tùy vào mục đích mà người lãnh đạo sẽ điều chỉnh phương pháp đào tạo phù hợp.

Ví dụ: hướng dẫn công nhân mới sản xuất ghế, các bài tập thực hành sẽ hiệu quả hơn bộ bài giảng lý thuyết.

Phương pháp đào tạo

Trong một vài trường hợp, người lãnh đạo nên khuyến khích nhân viên chủ động học hỏi bằng cách khen thưởng hoặc hỗ trợ hợp lý thay vì bị động nhận đào tạo từ cấp trên.

Luân chuyển công việc

Mục đích của luân chuyển là giúp nhân viên tiếp cận công việc trong nhiều vai trò và ứng dụng các kỹ năng mới vào thực hành. Như vậy, một nhân viên có thể đảm nhận công việc tại nhiều vị trí, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc và giải quyết vấn đề nguồn nhân lực trong những thời điểm nhạy cảm.

Nhà lãnh đạo nên ứng dụng phương pháp chia sẻ công việc để mỗi cá nhân trong tổ chức phát huy hết năng lực bản thân và phát triển thêm nhiều kỹ năng mới. Để đảm bảo việc phân công phù hợp với mong muốn của người lao động, nhà lãnh đạo có thể tổ chức các buổi phân công giãn cách (nhà quản lý trao đổi với nhân viên về mong muốn và nhu cầu của họ trong công việc) trước khi thực hiện luân chuyển.

Xem thêm: 8 Phương pháp quản lý nhân sự cho nhà lãnh đạo

Huấn luyện

Phương pháp quản lý nhân sự huấn luyện

Phương pháp huấn luyện liên quan đến việc lãnh đạo cấp cao/quản lý/leader làm việc trực tiếp với người mới, người có ít kinh nghiệm hơn để quan sát rõ hơn về chuyên môn và kiến thức của họ, từ đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ kịp thời. Tuy nhiên, phương pháp quản lý nhân sự này cũng mang đến những bất cập như: tiêu tốn nhiều thời gian của tổ chức và người được chỉ dạy có thể trở thành bản sao của người truyền đạt nếu họ tiếp thu không chọn lọc.

Hỗ trợ cá nhân

Được hiểu là ban lãnh đạo sẽ bổ sung kiến thức còn thiếu cho từng cá nhân trong tổ chức, đồng nghĩa mỗi thành viên sẽ không giống nhau về nội dung được truyền tải. Và tương tự huấn luyện, hỗ trợ cá nhân cũng mang các nhược điểm về thời gian và kiến thức trùng lặp.

Tổ chức hội thảo, làm việc nhóm

Phương pháp làm việc nhóm

Là phương pháp quản lý nhân sự giúp nhân viên có cơ hội tương tác rộng rãi với các thành viên trong cùng ngành nghề/lĩnh vực ở trong và ngoài tổ chức. Phạm vi đầu vào và kiến ​​thức rộng rãi sẽ hữu ích trong việc thu thập thông tin chi tiết mới, khắc phục sự cố và mở rộng giao tiếp về các phương pháp hay nhất.

Đào tạo tại chỗ

Đào tạo tại chỗ là phương pháp trau dồi tuyệt vời trong các khóa học đào tạo cơ bản về một kỹ năng kỹ thuật. Ví dụ: hướng dẫn vận hành máy mới, học các phương pháp phân tích tài chính mới.

Mục tiêu chính của phương pháp đào tạo tại chỗ là cung cấp kiến thức cho nhân viên vừa làm vừa học. Đây cũng là cách hữu ích cho doanh nghiệp không có nhiều thời gian đào tạo từng cá nhân, nhất là trong trường hợp kỹ năng mới không đòi hỏi quá nhiều kiến thức chuyên môn hoặc thực hành phức tạp.

Đánh giá hiệu suất

Phương pháp quản lý nhân sự này hiệu quả cho công tác đánh giá năng lực của một cá nhân hoặc đội nhóm, từ kết quả cuối cùng lãnh đạo có thể xác định cơ hội phát triển của họ.

Thành lập nhóm tự quản

Phương pháp quản lý thành lập nhóm tự quản

Tất cả chúng ta đều biết rằng tinh thần đồng đội là yếu tố rất quan trọng để đạt mục tiêu cuối cùng. Đồng nghĩa, hiệu quả, năng suất của nhóm càng cao càng thì doanh nghiệp càng nhanh thành công và phát triển vững mạnh.

Các nhóm mang lại giá trị cao bởi vì họ là tập hợp những người có tư duy khác biệt nhưng cùng hướng tới một mục tiêu chung, những ý tưởng không giống nhau khi được xử lý và kết hợp phù hợp sẽ tạo ra một ý tưởng xuất sắc.

Các phương pháp quản lý nhân sự trên được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực nhân sự nhưng không phải tất cả đều phù hợp với nhóm/doanh nghiệp của bạn. Vì không có một phương pháp đánh giá nào mang lại cho chúng ta cái nhìn tổng quan đầy đủ về vai trò và thành tích của một nhân viên. Do đó người lãnh đạo nên kết hợp nhiều phương pháp với nhau hoặc nhờ đến sự hỗ trợ các ứng dụng phần mềm để quản trị tốt hơn.

Xem thêm: 10 Kỹ năng quản lý nhân sự cần thiết trong kỷ nguyên 4.0

Related Posts

Leave a Reply

Call Now