Sơ lược về chiến lược marketing mix 7P

Marketing mix 7P là phương pháp tiếp thị quen thuộc được phát triển dựa trên mô hình marketing mix 4P với các thành phần cốt lõi là sản phẩm, địa điểm, giá và khuyến mãi. Đây là một trong 3 mô hình tiếp thị cổ điển hàng đầu được đông đảo doanh nghiệp đến nay vẫn còn vận dụng trong quy trình marketing được khảo sát thăm dò trên Smart Insights.

Marketing mix 7P

Cụ thể 7P của marketing mix gồm:

  • Sản phẩm;
  • Khuyến mãi;
  • Giá bán;
  • Địa điểm;
  • Con người;
  • Quy trình vận hành;
  • Cơ sở hạ tầng.

Người tạo ra mô hình 7Ps

Khái niệm “Marketing mix” xuất hiện đầu tiên vào những năm 1960 bởi Giáo sư Neil H. Borden từ khái niệm của James Culliton. Culliton mô tả: “Giám đốc điều hành kinh doanh là người đã hòa trộn các thành phần lại với nhau, trong đó thành phần là các khái niệm, khía cạnh và quy trình tiếp thị khác nhau”.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại chỉ có khái niệm của Jerome McCarthy được chấp nhận và áp dụng vào thực tế. Theo đó, marketing mix do ông đưa ra dưới dạng “Marketing mix 4P” gồm: sản phẩm, giá, địa điểm và khuyến mãi.

Người phát triển marketin mix 7P

Sau đó vào năm 1981, hai viện hàn lâm Booms và Bitner đã phát triển 4P thành 7P dựa trên 4 yếu tố ban đầu. 3 Yếu tố mới gồm: con người, quy trình và cơ sở hạ tầng.

Marketing mix 7P là gì?

Sau quá trình tìm hiểu nguồn gốc của những từ viết tắt đặc biệt cấu thành 7P, đây là lúc tìm hiểu chi tiết về chúng.

Sản phẩm (Product)

7P bắt đầu với “Sản phẩm”. Sản phẩm ở đây có thể là vật chất hữu hình, dịch vụ hay một trải nghiệm, về cơ bản chúng được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu và có thể bán được.

Lợi ích của sản phẩm

Vì vậy, bất kể sản phẩm bạn kinh doanh là gì, điều quan trọng nhất khi tạo ra nó là nó phải đáp ứng một nhu cầu nào đó của người tiêu dùng.

Địa điểm (Place)

Địa điểm ở đây là nơi được chọn để phân phối và cho phép người dùng sử dụng sản phẩm hoặc trải nghiệm dịch vụ. Nó có thể là nhà kho, cửa hàng trên phố hay một shop online trên một trang thương mại điện tử.

Theo đó, địa điểm mà doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc chi nhánh phải phù hợp với khách hàng mục tiêu sẽ tiếp cận. Nghiên cứu kỹ lưỡng về hành vi tìm kiếm sản phẩm (tạp chí, faecbook, youtube…), nơi họ dành phần lớn thời gian để mua sắm (siêu thị, sàn thương mại điện tử, cửa hàng truyền thống) và khả năng bán hàng của công ty. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên tìm hiểu trước về vị trí mà đối thủ cạnh tranh đang bán.

Địa điểm phân phối sản phẩm

Suy cho cùng, nơi được chọn để phân phối sản phẩm được quyết định bởi nhiều yếu tố trong đó lớn nhất vẫn là sản phẩm, ngân sách và nhu cầu thực sự của khách hàng tiềm năng.

Giá bán (Price)

Giá bán phản ánh giá trị thực tế của sản phẩm được bán ra thị trường và đáp ứng được hai yếu tố: cảm nhận của khách hàng và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Nếu giá quá cao doanh nghiệp có nguy cơ mất khách hàng nhưng nếu giá quá thấp doanh nghiệp lại không có lợi nhuận.

Nghiên cứu mức giá hợp lý

Để xác định giá cả hợp lý, doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường trước khi tung sản phẩm ra ngoài. Trong đó, phân đoạn đối tượng theo biến nhân khẩu học, tâm lý học và hành vi là một cách chắc chắn để khám phá và nhận định giá đưa ra đã phù hợp với mục tiêu đề ra hay chưa.

Một yếu tố khác cần tính đến là thị trường cạnh tranh, giá sản phẩm đang cao hay thấp hơn sản phẩm cùng phân khúc. Từ đó đưa ra mức giá hợp lý nhất để chiếm lĩnh nhiều thị phần và tối ưu lợi nhuận đem lại.

Khuyến mại (Promotion)

Khuyến mại đề cập đến các kỹ thuật quảng cáo, tiếp thị và bán hàng. Cụ thể là quảng cáo truyền thống, qua TV, radio hoặc các phương tiện truyền thông online khác như website, facebook, postcast, email…

Chương trình khuyến mại thích hợp

Việc doanh nghiệp chọn phương pháp tiếp cận khán giả và quảng bá dịch vụ có tác động trực tiếp đến sự thành công của thương hiệu. Đăng một thông điệp không đúng nơi, sai thời điểm hoặc đến sai người sẽ mang lại rất nhiều rắc rối và tổn hại mà điển hình là không bán được sản phẩm. Mặt khác, nếu doanh nghiệp thực hiện những khía cạnh đó theo đúng cách, thành công kinh doanh chắc chắn sẽ tăng vọt!

Cơ sở hạ tầng (Physical Evidence)

Quảng cáo ngày càng đa dạng, tràn lan khắp các phương tiện và các doanh nghiệp tâng bốc sản phẩm của mình quá mức chúng có thể đáp ứng khiến cho người tiêu dùng dần bội thực thông tin, do đó họ thường nghiên cứu chi tiết về sản phẩm, thương hiệu, thành phần… trước khi bỏ tiền ra mua một sản phẩm.

Vì vậy, cơ sở hạ tầng trong marketing mix 7P được biết đến với hai dạng: bằng chứng rằng một sản phẩm hoặc giao dịch đã được diễn ra và bằng chứng xác nhận về sự tồn tại của thương hiệu.

Ví dụ: bất kỳ dịch vụ hoặc sản phẩm nào sau khi được trao đổi sẽ có các thông tin từ biên lai, bao bì, thông tin theo dõi, hóa đơn, tài liệu quảng cáo hoặc các chứng nhận doanh nghiệp đã sở hữu.

Nhưng nay cơ sở hạ tầng được xác định dễ dàng hơn thông qua trang web, biểu tượng, danh thiếp, trụ sở hoặc trang mạng xã hội.

Một thương hiệu chiến lược phát triển tốt có thể hưởng lợi rất nhiều từ khía cạnh này của 7P vì tính hợp pháp mà bằng chứng vật chất mang lại có thể đưa doanh nghiệp đi trước cuộc đua và giúp họ trở nên khác biệt với các đối thủ cạnh tranh bằng cách thể hiện sự chuyên nghiệp, xác thực và thông tin cụ thể.

Con người (People)

Yếu tố “Con người” của marketing mix 7P liên quan đến bất kỳ ai dù trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp.

Con người trong marketing mix

Sẽ không có một thương hiệu tuyệt vời, sản phẩm sáng tạo nếu không có một đội ngũ chuyên nghiệp phía sau hậu trường. Vì vậy đối với doanh nghiệp, việc đào tạo một nhân viên công bằng và làm cho họ hiểu về vai trò của bản thân là thực sự cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó.

Quy trình (Process)

Thành phần thứ 7 của marketing mix 7P là một loạt các hàng động được thực hiện nhằm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng. Kiểm tra quy trình có nghĩa là đánh giá các khía cạnh như kênh bán hàng, hệ thống thanh toán, thủ tục phân phối và quản lý mối quan hệ khách hàng.

Quy trình trong 7P

Đánh giá, điều chỉnh và tối ưu hóa các phần khác nhau của quy trình sẽ giúp hợp lý hóa các nỗ lực kinh doanh, đồng thời đảm bảo rằng các phương pháp luôn cập nhật và phù hợp với xu hướng hiện tại.

Ngoài 7P được giải thích chi tiết phía trên, hiệu suất/năng suất (Productivity) cũng là khái niệm được rất nhiều người quan tâm và có thể xem nó là thành viên thứ 8 trong marketing mix. Cụ thể, chữ P thứ 8 này cung cấp cho khách hàng những gì doanh nghiệp đã quảng cáo. Một khi người sử dụng cảm thấy hài lòng họ bắt đầu lan truyền, giới thiệu, review với những người xung quanh. Điều này cực kỳ quan trọng vì 92% người tiêu dùng tin rằng những gợi ý từ bạn bè và gia đình hơn là quảng cáo.

“Hiệu suất” cũng liên quan đến những thứ như chất lượng, cách bạn cạnh tranh trên thị trường cũng như kết quả mong đợi có được như mong muốn, cụ thể hơn là lợi nhuận có đạt chỉ tiêu đề ra hay không?

Nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp và chưa hiểu rõ về Marketing mix 7P, hãy tham gia khóa học MBA Online của Pi Institute, tại đây các khái niệm và tư duy trong lĩnh vực quản trị kinh doanh sẽ giải đáp và hỗ trợ bạn hiệu quả hơn. Hãy liên hệ với Pi Institute qua Hotline: 0879299220 nếu cần tư vấn chi tiết.

Related Posts

Leave a Reply

Call Now