Tài chính được xem là một trong những lĩnh vực quan trọng và thực sự cần thiết trong bối cảnh công nghệ 4.0 tác động vào nền kinh tế Việt Nam ngày càng mạnh mẽ. Từ đây Thạc sĩ tài chính cũng dần được quan tâm phổ biến và theo học. Vậy học Thạc sĩ tài chính bạn sẽ được đào tạo những gì và có những điều nào bạn cần lưu ý, tất cả được gói trọn trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về Thạc sĩ tài chính
Thạc sĩ tài chính là chương trình sau đại học đào tạo chuyên sâu về phân tích, quản lý tài chính. Tấm bằng Thạc sĩ Tài chính không chỉ giúp bạn trau dồi thêm nhiều kiến thức mà còn là bước đệm phát triển hơn trong lĩnh vực đang theo đuổi.
Tài chính đang là một trong những ngành tiềm năng hiện nay, chúng được xem là “nhựa sống” trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, điều này ngày càng được khẳng định chắc chắn trong thời buổi quốc tế hóa, hội nhập hóa diễn ra sâu sắc. Do đó, nguồn nhân lực dồi dào với kiến thức sâu rộng, kỹ năng chuyên môn vững chắc là điều mà mỗi nhà tuyển dụng đều quan tâm và chọn lọc kỹ.
Với tấm bằng đại học, bạn vẫn phát triển tốt trong lĩnh vực tài chính nhưng tấm bằng Thạc sĩ sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích, nắm chắc kiến thức, phát triển tư duy phân tích chính trị – kinh tế vững vàng và có cơ hội thực hành vận dụng. Người học còn được bổ sung các kỹ năng làm việc độc lập, xử lý vấn đề nhanh chóng và giao tiếp quan hệ khách hàng… Đây là những yếu tố quan trọng giúp bạn thành công trong sự nghiệp mà phải mất rất lâu bạn mới có thể đúc kết ra kinh nghiệm, nhưng khi học Thạc sĩ những thông tin này được giảng viên/giáo sư – người dày dạn kinh nghiệm có nhiều năm chinh chiến trong ngành truyền đạt cùng lý thuyết nền tảng được phân tích, tổng hợp từ các chuyên gia.
Điều kiện học Thạc sĩ tài chính
Nếu bạn có kế hoạch, định hướng theo học cao học – Thạc sĩ tài chính có thể tham khảo một số yêu cầu phổ biến của các trường hiện nay:
– Yêu cầu học chuyên ngành đúng hoặc phù hợp với lĩnh vực tài chính dành cho các đối tượng thi đầu vào trực tiếp, cụ thể gồm: Tài chính – Ngân hàng, Tài chính, Đầu tư, Đầu tư chứng khoán…
– Học bổ sung kiến thức với các đối tượng học chuyên ngành gần lĩnh vực tài chính Tài chính trước khi tham gia vào kỳ thi xét tuyển;
– Ngoài ra, với một số ngành bắt buộc sẽ đòi hỏi kinh nghiệm làm việc trên 2 năm mới được xét tuyển học Thạc sĩ Tài chính như: Ngôn ngữ, Khoa học chính trị…
Cơ hội nghề nghiệp sau tốt nghiệp
Với các kiến thức và kỹ năng được rèn giũa trong những năm tháng học Thạc sĩ, đồng nghĩa chúng mở ra cho bạn nhiều cánh cửa cơ hội mới trong tương lai.
– Bạn có thể làm nhân viên/giám đốc tài chính cho một doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia.
– Chuyên viên/nhân viên tại các công ty bảo hiểm, tài chính, chứng khoán…
– Hoặc mở công ty tài chính riêng…
Học Thạc sĩ Tài chính ở đâu uy tín?
Là mối quan tâm không của riêng ai khi quyết định học Thạc sĩ Tài chính, băn khoăn lựa chọn liệu trường trong nước hay quốc tế sẽ tốt hơn.
Bạn quyết định học và phát triển tại Việt Nam, trường Tài chính Ngân hàng hay Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh sẽ là lựa chọn tốt nhất. Hai ngôi trường có bề dày đào tạo lâu đời, là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng lớn nhất cả nước vì có đầu vào và đầu ra khắc khe.
Bạn quan tâm tới tấm bằng quốc tế, hình thức học Thạc sĩ Tài chính online là lựa chọn khôn ngoan nhất ngay lúc này. Trong bối cảnh quốc tế đang lao đao vì dịch bệnh, kinh tế không đảm bảo, học trực tuyến tại Việt Nam với chi phí rẻ, công việc ổn định thu nhập và áp dụng kiến thức đã học vào công việc nhanh chóng sẽ hữu ích hơn cho bạn rất nhiều. Và https://piinstitute.vn/ là nơi đủ kinh nghiệm và kiến thức để tư vấn cho bạn một ngôi trường tốt nhất.
Các thông tin cần thiết về Thạc sĩ tài chính đã được cập nhật đầy đủ trong bài viết, hy vọng đã đưa đến cho bạn những góc nhìn mới về lĩnh vực tài chính, từ đó sẽ có thể đưa ra quyết định nên Thạc sĩ tài chính hay không. Nếu cần giải đáp và tư vấn hãy để lại comment dưới bài viết, chúng tôi sẽ liên hệ và tư vấn rõ hơn.