Tín chỉ là gì? Ưu nhược điểm của học tín chỉ

Hiện nay các trường đại học tại Việt Nam đều đào tạo và dạy bằng hình thức đăng ký tín chỉ. Vì vậy điều này khá quen thuộc với sinh viên, tuy nhiên vẫn còn người băn khoăn không hiểu tín chỉ là gì và đăng ký học ra sao, điều này đặc biệt phổ biến với các bạn năm cuối THPT và sinh viên năm nhất. Để hiểu rõ hơn, hãy theo dõi bài viết chi tiết dưới đây.

1. Tín chỉ là gì?

Hiện nay có khoảng hơn 60 định nghĩa về tín chỉ. Có định nghĩa coi trọng khía cạnh định tính, có định nghĩa coi trọng khía cạnh định lượng, có định nghĩa nhấn mạnh vào chuẩn đầu ra của sinh viên, có định nghĩa lại nhấn mạnh vào các mục tiêu của một chương trình học.

Cụ thể, định nghĩa phù hợp và sát nghĩa nhất được phổ biến tại Việt Nam như sau: Tín chỉ là một đơn vị đo lường học tập các môn học tại trường Đại học theo hệ thống ECTS. Theo quy định được đưa ra từ Bộ GD & ĐT thì một tín chỉ tương đương với 30 tiết học thực hành (bao gồm học thí nghiệm và thảo luận), 15 tiết học lý thuyết tại lớp và 60 giờ thực tập tại các cơ sở liên quan được sự công nhận của nhà trường cùng 45 giờ làm các bài tiểu luận/đồ án/khóa luận.

2. Học theo tín chỉ là gì? 

  • Đào tạo theo tín chỉ là ở đó người học chỉ cần hoàn thành một số lượng môn học nhất định nhằm tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho chương trình đào tạo đó. Người học được chủ động sắp xếp lịch học bằng cách đăng ký các môn học theo trật tự quy định.
  • Nếu giỏi và chăm, sinh viên có thể đẩy nhanh tiến độ học tập, có khi chỉ 3,5 năm đã tốt nghiệp. Những sinh viên năng lực hạn chế hoặc muốn thong thả vừa học vừa làm, có thể 6 – 7 năm mới ra trường.

3. Các quy định về đăng ký tín chỉ

Các ưu và nhược điểm học tín chỉ

Hiện nay, học theo tín chỉ và học theo niên chế là hai phương thức giảng dạy tại các trường đại học.

Sơ lược về niên chế: là phương thức đào tạo mà sinh viên sẽ được học theo lịch trình có sẵn của nhà trường. Mỗi năm sẽ có sự thay đổi phù hợp, đồng thời nhà trường cũng đưa ra quy định rõ ràng về số học phần và số môn học bắt buộc phải hoàn thành trong năm.

Còn học theo tín chỉ, số lượng môn học và tín chỉ sẽ học trong mỗi học kỳ hay mỗi năm đều do sinh viên quyết định và sắp xếp sao cho phù hợp. Đồng nghĩa, số tín chỉ mỗi học kỳ của từng sinh viên là không giống nhau và họ có thể học 2 hoặc 3 học kỳ trong suốt môn năm học thay vì 2 kỳ như niên chế. Và muốn tốt nghiệp ra trường, sinh viên phải tích lũy đủ tín chỉ quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT Việt Nam, số lượng tín chỉ tối thiểu mà sinh viên được phép đăng ký trong 1 kỳ học như sau:

  • Số tín chỉ đăng ký tối thiểu và tối đa cho mỗi học kỳ chính được xác định theo từng khóa học, nhưng không ít hơn 14 (trừ học kỳ cuối cùng của khóa học) và không quá 25, và không quá 12 trong mỗi học kỳ hè.
  • Sinh viên có kết quả học tập thấp được đăng ký 10 tín chỉ mỗi học kỳ, không kể học kỳ cuối cùng của khóa học.
  • Đối với sinh viên được xếp hạng học lực bình thường, được đăng ký 14 tín chỉ mỗi học kỳ, không bao gồm học kỳ cuối cùng của khóa học.
  • Không có số lượng học tập tối thiểu cho sinh viên trong học kỳ phụ.

4. Ưu điểm khi học theo tín chỉ

Nâng cao kỹ năng mềm

4.1 Nâng cao các kỹ năng mềm

Học theo tín chỉ đồng nghĩa giảng viên chỉ là người hỗ trợ đắc lực và sinh viên tự học là chính. Từ đây, các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, tự nghiên cứu tìm tòi, khả năng sáng tạo… của người học tăng lên đáng kể. Ngoài ra học tín chỉ có số thời gian khá ít so với học phần, nhờ đó giảm sự nhồi nhét kiến thức, giảng viên chủ yếu nói các vấn đề trọng tâm cần nắm bắt và tập trung định hướng người học tự nghiên cứu & phân tích.

4.2 Tính linh hoạt cao

Trong các môn học tại trường đại học, cao đẳng hay trung cấp luôn chia thành hai nhóm: môn học bắt buộc và môn học chuyên ngành. Trong đó các môn học bắt buộc sinh viên phải đảm bảo đạt đủ số tín chỉ khi xét yêu cầu tốt nghiệp. Còn lại các môn chuyên ngành, sinh viên có thể linh hoạt hơn trong một vài môn học tùy vào định hướng nghề nghiệp sau này mà không cần học 

tất cả.

Đối với hình thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên sẽ có thể tự chọn môn học, thời gian và giáo viên cho mình. Bạn có thể sắp xếp các lớp học để có thể hoàn thành các công việc khác cùng lúc. Điều này đặc biệt hữu ích cho những sinh viên xa nhà và cần đi làm thêm. Lựa chọn theo sở thích của bạn.

Ngoài ra, sinh viên có thể tốt nghiệp sớm thay vì 4 năm mới ra trường như các trường học niên chế. Cụ thể bạn có thể kết thúc trong vòng 2,5 hoặc 3 năm nếu bạn đã học xong số tín chỉ quy định của ngành học.

4.3 Học tín chỉ lấy sinh viên làm trung tâm

Dạy học theo học chế tín chỉ giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy và tư duy sáng tạo của học sinh. Đối với hình thức này, người học tự học, giảm việc người dạy học thuộc lòng kiến ​​thức, từ đó phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Người học là người tiếp nhận tri thức và là người chủ động sáng tạo ra tri thức, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động ngoài xã hội. Tất cả các phương pháp đào tạo đều tập trung vào quá trình dạy và học.

4.4 Đảm bảo tính liên thông và chuyển đổi trong đào tạo

Chính sách liên thông góp phần tạo ra tính linh hoạt, năng động cho hệ thống đào tạo, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi về bằng cấp về ngành nghề và nâng cao trình độ cho người học trong quá trình học suốt đời. Ngoài ra, đối với chương trình quốc tế, bạn có thể học lên các cấp bậc cao hơn hoặc liên thông ví dụ như đại học & thạc sĩ Marketing, liên thông đại học & MBA, liên thông đại học & Thạc sĩ Tâm lý học ở Pi Institute.

5. Nhược điểm khi học theo tín chỉ

Tính linh hoạt cao

5.1 Ít có sự thân thiết giữa người học

Học tín chỉ bạn đăng ký số môn theo nhu cầu bản thân cũng đồng nghĩa bạn phải học ở những lớp hoàn toàn xa lạ, không có bạn bè thân và rất khó để kết bạn.

5.2 Thời gian đào tạo dễ bị kéo dài

Do việc áp dụng hình thức tín chỉ là hình thức trao quyền cho học viên cao nhất, chính vì vậy họ có thể kéo dài thời gian học vì nhiều lý do như lịch trình công việc bận rộn v.v… Vô hình trung cũng gây tăng chi phí cho cơ sở đào tạo.

Đăng ký học phần học tập là một khâu rất quan trọng trong việc tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Vì vậy bạn nên lưu ý những điều sau khi đăng kí học phần:

  • Học viên cần nghiên cứu kỹ chương trình đào tạo (thường ghi trên web hoặc trong Sổ tay học viên) để đăng ký môn học phù hợp.
  • Đăng ký không đúng (vượt quá xa) với năng lực học tập của mình, có thể dẫn đến kết quả học tập yếu kém, sẽ bị buộc thôi học.
  • Học viên có quyền rút các học phần đã đăng ký trong vòng 6 tuần đầu của học kỳ chính, nếu cảm thấy không theo được. Điều đó có nghĩa là SV hoàn toàn có cơ hội cũng như có đủ thời gian để cân nhắc và sửa sai.
  • Tân học viên khi nhập học, nếu thiếu thông tin thì nên hỏi kinh nghiệm từ các anh chị học viên đi trước, hoặc tham vấn ý kiến từ các cố vấn học tập (GV chủ nhiệm) của mình. Đặc biệt, học viên nên tận dụng triệt để sự cho phép trong việc hoãn thi, rút bớt học phần, đăng ký học cải thiện (thi lại học phần), học vượt, học kéo dài.
  • Tân học viên khi nhập học, nếu thiếu thông tin thì nên hỏi kinh nghiệm từ các anh chị học viên đi trước, hoặc tham vấn ý kiến từ các cố vấn học tập (GV chủ nhiệm) của mình. Đặc biệt, học viên nên tận dụng triệt để sự cho phép trong việc hoãn thi, rút bớt học phần, đăng ký học cải thiện (thi lại học phần), học vượt, học kéo dài.

Chính vì thấu hiểu ưu và nhược điểm của hình thức đào tạo theo tính chỉ, các chương trình tại Pi Institute được thiết kế để vừa giúp người đi làm sắp xếp được thời gian phù hợp, ngoài ra còn xây dựng cộng đồng doanh nhân giúp cho mọi người có cơ hội gặp gỡ, chia sẻ kiến thức thường xuyên thông qua các workshop, hội thảo với các chuyên gia đầu ngành, hoặc các chương trình công bố quốc tế và tham quan học tập khác.

Các ngành đang được triển khai gồm: Thạc sĩ quản trị kinh doanh, Thạc sĩ tâm lý học, Thạc sĩ Marketing, Thạc sĩ Quản trị nhân sự, Tiến sĩ quản trị kinh doanh …

Related Posts

Leave a Reply

Call Now