Những hoạt động cần thiết cho một doanh nghiệp khởi nghiệp

Bắt đầu một doanh nghiệp khởi nghiệp không chỉ gồm hoạt động tuyển dụng nhân sự hay đặt tên công ty mà còn có sự xuất hiện của rất nhiều vấn đề khác. Để không phải đối mặt với mớ hỗn độn không biết xử lý như thế nào thì hãy xem xét ngay 10 bước cơ bản sau đây.

1/ Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường tổng quan trước khi kinh doanh

Nghiên cứu thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp biết được các cơ hội và thách thức trong lĩnh vực dự định phát triển. Đó cũng là một cách nhanh chóng để thu thập thông tin khách hàng tiềm năng và các doanh nghiệp khác đang hoạt động trong cùng phân khúc ở khu vực công ty mong muốn tham gia. Sử dụng các thông tin sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh tốt hơn.

2/ Viết kế hoạch kinh doanh

Viết kế hoạch kinh doanh chi tiết cho sản phẩm của doanh nghiệp

Kế hoạch kinh doanh được xem là nền tảng vững chắc của các doanh nghiệp khởi nghiệp nhỏ lẻ. Nó là một lộ trình về cách cấu trúc, điều hành và phát triển doanh nghiệp. Thêm vào đó là các mục tiêu, định hướng phát triển, sản phẩm mục tiêu và khách hàng tiềm năng cũng được nhận định rõ ràng hơn trong bản kế hoạch này. Kế hoạch kinh doanh còn được xem là lựa chọn thông minh để doanh nghiệp thuyết phục nhà đầu tư rót vốn vào phát triển công ty trong những ngày đầu còn yếu thế.

3/ Tìm kiếm nguồn tài trợ cho doanh nghiệp

Tìm kiếm nguồn đầu tư để duy trì hoạt động

Yếu tố tiên quyết để một doanh nghiệp khởi nghiệp có thể duy trì hoạt động ở mức độ âm thấp nhất hoặc hòa vốn trong những năm tháng đầu tiền là có nguồn vốn dồi dào và ổn định. Để làm được điều này, các nhà sáng lập cần phải thực hiện phân tích hòa vốn và chi phí hoạt động nhằm xác định doanh nghiệp sẽ có lãi khi nào. Nhìn vào những con số, các nhà đầu tư sẽ dễ tin tưởng đầu tư vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp hơn là những lời hứa thiếu căn cứ và sáo rỗng. Một lưu ý cần thiết để tìm kiếm nguồn tài trợ tài chính lâu dài là phải biết điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm kinh doanh. Doanh nghiệp cần tập trung vào điểm mạnh nhưng không được lơ là điểm yếu, nêu cách khắc phục nhược điểm cũng là cách cho nhà đầu tư thấy được năng lực và tầm nhìn của các nhà sáng lập.

4/ Chọn địa điểm kinh doanh

Chọn địa điểm kinh doanh phù hợp với khách hàng tiềm năng

Địa điểm kinh doanh là một trong những quyết định mang tính cấp thiết mà người dẫn đầu cần phải thực hiện. Dù là một cửa hàng trực tuyến hay trực tiếp nhỏ, người lãnh đạo đều phải xác định kênh nên đầu tư hoặc địa điểm có thể gặp được nhiều khách hàng tiềm năng nhất cũng như đáp ứng tốt các yêu cầu của họ. Mặc khác, xác định địa điểm còn ảnh hưởng đến vấn đề thuế, các yêu cầu pháp lý và doanh thu của doanh nghiệp khởi nghiệp.

5/ Chọn cấu trúc kinh doanh

Chọn cấu trúc vận hành doanh nghiệp

Trước khi đăng ký hoạt động công ty, nhà sáng lập cần phải quyết định doanh nghiệp sẽ phát triển theo loại hình nào. Hiện nay, có 4 loại hình phổ biến nhất bao gồm:

  • Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp khởi nghiệp chỉ do một người sở hữu và chịu trách nhiệm hoàn toàn về các thủ tục pháp lý, khoản nợ và nghĩa vụ.
  • Công ty hợp danh: là lựa chọn tối ưu nhất cho các doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, các nhóm chuyên nghiệp (như luật sư) và những nhóm muốn thử nghiệm ý tưởng kinh doanh trước khi thành lập một công ty chính thức lớn mạnh. Hiện nay, có hai loại công ty hợp danh là công ty hợp danh hữu hạn và công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn.
  • Tập đoàn: với cấu trúc này, thực thể công ty sẽ tách biệt ra khỏi các chủ sở hữu. Đồng nghĩa, doanh nghiệp có thể sở hữu tài sản, chịu trách nhiệm pháp lý, đóng thuế, khởi kiện hoặc bị kiện… tương tự như các công ty cá nhân khác.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn: là một trong những cấu trúc phổ biến đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp vừa và nhỏ hoặc các công ty có rủi ro trung bình và cao. Ưu điểm của cấu trúc này là có các biện pháp bảo vệ pháp lý và tối ưu các lợi ích về thuế của doanh nghiệp.

6/ Chọn tên cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Đặt tên doanh nghiệp giúp dễ dàng nhận diện

Tên doanh nghiệp giúp phản ánh bản sắc riêng của thương hiệu và tạo sự ghi nhớ cho người dùng. Một khi đã chọn tên được tên, doanh nghiệp khởi nghiệp nên bảo vệ nó và tránh trường hợp tổ chức khác sử dụng bằng cách đăng ký quyền sở hữu cùng các giấy tờ pháp lý khác.

7/ Đăng ký kinh doanh

Đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Khi đã chọn được cái tên hoàn hảo, đã đến lúc doanh nghiệp khởi nghiệp đăng ký kinh doanh tại địa phương để biến tên, thương hiệu cùng nhiều tài sản khác thành của mình một cách hợp pháp. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đăng ký kinh doanh khá đơn giản, nó được thực hiện như đăng ký tên doanh nghiệp tại địa phương.

Trong trường hợp doanh nghiệp khởi nghiệp cá nhân sử dụng tên hợp pháp của chính mình thì không cần đăng ký kinh doanh tại bất kỳ đâu. Tuy nhiên, nhược điểm của không đăng ký kinh doanh là chủ sở hữu có thể bỏ lỡ các chính sách bảo vệ trách nhiệm cá nhân, lợi ích hợp pháp…

8/ Nhận mã số thuế

Một trong những nhận dạng chủ sở hữu cần thiết mà doanh nghiệp khởi nghiệp sử dụng xuyên suốt trong quá trình kinh doanh là mã số thuế. Mã số này sẽ dùng để mở tài khoản ngân hàng, đăng ký các chính sách phúc lợi…

9/ Xin giấy phép kinh doanh

Tuân thủ các quy định từ pháp luật là cách để một doanh nghiệp khởi nghiệp có thể hoạt động trơn tru. Tùy từng lĩnh vực hoạt động mà giấy phép kinh doanh sẽ khác nhau, đồng nghĩa chi phí cho vấn đề này cũng sẽ khác nhau. Ngoài ra, có một vài loại giấy phép sẽ hết hạn sau một khoảng thời gian, bộ phận chịu trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp nên kiểm tra và gia hạn nếu công ty vẫn còn hoạt động.

10/ Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Tài khoản ngân hàng có thể giúp doanh nghiệp xử lý các vấn đề pháp lý, thuế và nhiều bất trắc khác. Đăng ký một tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp khá đơn giản và dễ dàng nếu bạn đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết do ngân hàng yêu cầu.

Doanh nghiệp khởi nghiệp bước đầu sẽ thuận lợi hơn nếu chủ sở hữu nắm chắc những bước cần thiết này. 10 bước cơ bản này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian mà còn hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trôi chảy hơn.

Xem thêm: Nên đầu từ gì sau đại dịch và năm 2022.

Related Posts

Leave a Reply

Call Now