Quản trị chiến lược là hoạt động mang tính cấp thiết mà mỗi công ty đã và đang kinh doanh nên ứng dụng, vì nó dẫn dắt công ty phát triển đúng hướng với các mục tiêu đã đề ra. Vậy tầm quan trọng của ứng dụng quản trị chiến lược như thế nào trong các doanh nghiệp hiện nay, đọc bài viết dưới đây của Pi Institute để nắm rõ hơn.
Quản trị chiến lược là gì?
Quản trị chiến lược là cách thức quản lý có kế hoạch các nguồn lực của doanh nghiệp để đi đến mục tiêu cuối cùng, bao gồm hoạt động thiết lập mục tiêu, phân tích môi trường cạnh tranh, phân tích nội bộ tổ chức, đánh giá chiến lược và đảm bảo các chiến lược được thực hiện xuyên suốt trong toàn tổ chức.
Từ đó, ứng dụng quản trị chiến lược được hiểu là áp dụng các chiến lược cần thiết vào tổ chức nhằm hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu và nguồn nhân lực hiện thời của công ty để đưa ra các quyết định kinh doanh kịp thời phù hợp với các mục tiêu ngắn và dài hạn.
Tại sao cần ứng dụng quản trị chiến lược vào kinh doanh
Tầm quan trọng chính của ứng dụng quản trị chiến lược trong doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận tối đa và hỗ trợ ra quyết định. Dưới đây là một vài lý do nên ứng dụng quản trị chiến lược như một hoạt động kinh doanh quan trọng:
– Lập kế hoạch: nhiệm vụ trọng tâm của quá trình này là dự đoán các xu hướng trong tương lai từ đó lập kế hoạch phát triển cụ thể.
– Tư duy cầu tiến: thông qua chiến lược được đầu tư kỹ lưỡng, doanh nghiệp có thể vạch ra những mục tiêu rõ ràng và dài hạn. Các mục tiêu đóng vai trò hỗ trợ người thực hiện đưa ra các ý tưởng khác biệt, phát triển theo hướng có lợi cho tổ chức.
– Phân bổ nguồn lực: ứng dụng quản trị chiến lược giúp nhà lãnh đạo biết cách phân bổ nguồn lực khôn ngoan để mang lại hiệu suất cao dù trong tình thế khó khăn.
– Điểm mạnh và yếu: không ai hiểu rõ doanh nghiệp hơn chủ sở hữu của nó, người mà dễ dàng nhận ra điểm mạnh và yếu của công ty họ. Tuy nhiên, chỉ nhận thức được sự tồn tại thôi là chưa đủ mà phải có kế hoạch thu hẹp khoảng cách giữa chúng mới là vấn đề cấp thiết. Và những điều này có thể xử lý nhanh chóng khi ứng dụng quản trị chiến lược.
Xem thêm: Tầm quan trọng của ứng dụng quản trị chiến lược trong kinh doanh
5 Bước lập kế hoạch quản trị chiến lược hiệu quả
Có nhiều cách tiếp cận và thiết lập một chiến lược quản trị thích hợp, nhưng nhìn chung đều thực hiện 5 bước giống nhau: nhận biết mục tiêu, phân tích tình hình, xây dựng, thực hiện, đánh giá và kiểm soát chiến lược.
Nhận biết mục tiêu
Bước đầu tiên trong quản trị chiến lược là đánh giá hướng đi hiện tại của công ty, bao gồm việc hiểu rõ mục tiêu, sứ mệnh và định hướng chiến lược tổng thể. Đánh giá quy trình hiện tại sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đạt được mục tiêu đề ra.
Phân tích tình hình
Khi hiểu quy trình hiện tại, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích chi tiết. Đây là lúc đào sâu các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh, doanh nghiệp có thể vận dụng các kỹ thuật phân tích như SWOT để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các mối đe dọa cần thiết.
Xây dựng chiến lược
Nếu nắm trong tay đủ các thông tin cần thiết, đã đến lúc người làm chiến lược tạo ra một kế hoạch hành động cụ thể. Bản kế hoạch phải đảm bảo các bước rõ ràng, tập trung và liên quan trực tiếp đến mục tiêu. Chuẩn bị các hướng dẫn thực hiện dễ hiểu nếu quá trình hoặc thủ tục sẽ tác động đến nhiều người trong tổ chức.
Thực hiện chiến lược
Thực hiện theo các bước được nêu trong kế hoạch chiến lược. Đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan đang thực hiện kế hoạch như đã thiết kế.
Đánh giá và kiểm soát chiến lược
Đánh giá sản phẩm cuối cùng. Doanh nghiệp đã đạt mục tiêu đề ra chưa? Quy trình có được thực hiện một cách thích hợp trong toàn công ty không? Dựa trên các thông số thu thập được để đánh giá.
Ứng dụng quản trị chiến lược vào các hoạt động của doanh nghiệp không chỉ rút ngắn thời gian đạt mục tiêu, dễ kiểm soát quy trình, con người mà còn giúp doanh nghiệp đi đúng hướng hơn. Qua bài viết, Pi Institute hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.
Xem thêm: Các nguyên tắc quản trị chiến lược luôn ứng dụng thành công