Mỗi năm sẽ có hàng triệu công ty ra đời trên khắp thế giới. Để không bị lép vế, mỗi doanh nghiệp phải đưa ra hàng loạt ý tưởng hấp dẫn nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu. Trong đó phải kể đến các campaign theo tháng, theo năm, theo mùa… với nhiều hình thức và nội dung táo bạo. Vậy campaign là gì? Có những công cụ nào hỗ trợ để chiến dịch thành công hơn, cùng Pi Institute tìm hiểu dưới bài viết sau đây.
Campaign là gì?
Campaign là tập hợp các hoạt động được sử dụng để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu nhằm đạt mục tiêu dài hạn và doanh thu của doanh nghiệp. Để đạt kết quả tối ưu, các campaign cần được lên kế hoạch cẩn thận và khởi chạy trên nhiều kênh, nền tảng & phương tiện khác nhau, chẳng hạn như in ấn, mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, email, thông cáo báo chí…
Mỗi chiến dịch sẽ có một cách triển khai riêng, nó tùy thuộc vào mục đích cuối cùng campaign hướng đến. Tuy nhiên, thông điệp và giọng điệu của chiến dịch cần phải liên kết chặt chẽ với tông màu và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Ngoài ra, campaign không nhất thiết phải tự doanh nghiệp triển khai mà có thể hợp tác với bên thứ 3. Hiện nay có rất nhiều công ty agency chuyên phụ trách những mảng này.
Làm thế nào để chạy một campaign thành công
Điều quan trọng nhất của một chiến dịch thành công là thời gian chuẩn bị kế hoạch chi tiết và bao quát. Tiếp đến, doanh nghiệp cần biết mục tiêu cuối cùng của campaign là gì, dùng để tăng nhận diện thương hiệu, thúc đẩy khách hàng tương tác & theo dõi fanpage hay quảng bá cho sản phẩm sắp ra mắt? Đôi khi, một chiến dịch nổ ra chỉ để giải quyết những điều tiêu cực đã xảy ra trước đó.
Trước khi tung ra một campaign marketing, người làm tiếp thị phải tiến hành thu thập thông tin về thị trường. Nắm rõ mọi thứ liên quan đến sản phẩm, khách hàng và đối thủ cạnh tranh trong thị trường ngách giúp tăng lợi thế của doanh nghiệp lên bội phần và giảm bớt các rủi ro chiến dịch có thể gặp phải. Mặt khác, khi có đầy đủ thông tin, các marketers cũng dễ dàng chọn thông điệp và đưa ra lời kêu gọi hành động phù hợp với chiến dịch.
Trong quá trình lập kế hoạch, xác định khung thời gian là quyết định mang tính tiên quyết. Thông qua nó, những người liên quan có thể biết campaign sẽ chạy trong bao lâu, trên các kênh nào và chi phí phân bổ ra sao. Nên nhớ, mục đích của chiến dịch là tạo ra doanh thu và đồng thời cũng cần tối ưu chi phí.
Cuối cùng, nhóm phụ trách thông qua mục tiêu và các công cụ đo lường để đánh giá mức độ thành công của chiến dịch và đưa ra giải pháp cải thiện điểm yếu, vấn đề chưa được xử lý tốt.
Những công cụ hỗ trợ campaign hiệu quả
Trello
Như đã nhắc đến ở trên, lên kế hoạch chi tiết giúp campaign khởi chạy trơn tru và suôn sẻ hơn. Tuy nhiên, một khi kế hoạch ra đời, người phụ trách cần quản lý tiến trình công việc và người đảm nhận từng đầu việc chi tiết. Do đó, Trello sẽ là người bạn đồng hành tuyệt vời đối với một đội nhóm/tổ chức nhỏ.
Thẻ là chức năng chính của Trello, nó hỗ trợ sắp xếp campaign thành các giai đoạn khác nhau. Ngoài ra, các thẻ màu và đính kèm hình ảnh sẽ phân biệt đầu việc đang làm, đã làm, hủy bỏ… để nhóm phối hợp và theo dõi công việc một cách logic.
Google Analytics
Khi doanh nghiệp tập trung vào các campaign trên mạng xã hội, họ sẽ cần một công cụ hỗ trợ theo dõi quá trình diễn ra và các vấn đề gặp phải, đây là lúc Google Analytics phát huy tác dụng. Công cụ miễn phí này sẽ giúp người làm marketing trả lời các câu hỏi sau:
- Nội dung đang chạy có lượng truy cập bao nhiêu?
- Những nội dung nào đang hoạt động tốt?
- Phần lớn người truy cập đến từ đâu?
- Những từ khóa nào được được tìm kiếm nhiều nhất?…
Ahrefs
Hầu hết các nhà tiếp thị đều yêu thích công cụ này. Nó giúp theo dõi các liên kết ngược, từ khóa, chỉ số thương hiệu và phân tích đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn còn nhận được nhiều chức năng khác nếu trả phí đăng ký sử dụng:
– Trình khám phá website;
– Trình khám phá vị trí;
– Trình khám phá nội dung;
– Trình theo dõi vị trí;
– Báo cáo thu thập thông tin;
– Các cảnh báo quan trọng.
Tuy nhiên, không phải người làm marketing nào cũng cần tất cả các chức năng này trong quá trình quản lý campaign, với mục tiêu khác nhau sẽ sử dụng chức năng khác nhau. Ví dụ, nếu bạn là người viết nội dung, công cụ bạn nên tập trung là Content Explorer, chức năng này giúp bạn dễ dàng khám phá hàng loạt bài đăng liên quan trên các blog đang hoạt động trong lĩnh vực bạn đang quản lý.
Ngoài ra, người phụ trách thứ hạng từ khóa cũng có thể cập nhật chính xác vị trí của nó, đồng thời theo dõi hoạt động của chiến dịch chạy trên thiết bị di động có hiệu quả không. Sau cùng, nhưng không kém phần quan trọng, công cụ này còn hiển thị lịch sử vị trí từ khóa, vì vậy bạn có thể biết liệu thứ hạng của mình có đang đi đúng hướng hay không.
HubSpot
Kể từ khi ra mắt, HubSpot đã không ngừng phát triển cho đến thời điểm hiện tại. Công cụ này có phần nâng cao và tiên tiến hơn trong nhiều tính năng. Nhưng khi đã làm quen với nó, chắc chắn đây là công cụ hỗ trợ bạn tuyệt vời nhờ các chức năng này:
– Viết blog;
– Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm;
– Truyền thông xã hội;
– Website;
– Quản lý chiến dịch;
– Landing pages;
– E-mail;
– Phân tích.
Ví dụ: Thông qua công cụ viết blog của HubSpot, người làm marketing có thể học cách tạo chiến lược nội dung thân thiện với công cụ tìm kiếm chuyển đổi hiệu quả.
Website
Website giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, ra mắt sản phẩm mới và sử dụng như một công cụ tiếp thị trong các campaign. Mặt khác, nó gắn kết công ty với khách hàng bằng cách cung cấp thông tin, mua hàng và phản hồi trực tiếp.
Quảng cáo trực tuyến
Các công cụ Google Adwords và Facebook Ads hỗ trợ doanh nghiệp phân phối nội dung đến đúng khách hàng mục tiêu. Quảng cáo trực tuyến có thể kích hoạt bởi tìm kiếm người dùng hoặc phân bổ theo Google và Facebook. Thông qua các kênh quảng cáo, doanh nghiệp có cơ hội nhắm đến mục tiêu nhân khẩu học, khu vực, giới tính, tính cách mua hàng… nhờ đó, có thể rút ngắn thời gian tìm kiếm và cung cấp thông tin đến khách hàng tiềm năng.
Ví dụ: Công ty kinh doanh thời trang nữ hướng đến khách hàng có giới tính nữ, độ tuổi khoảng 18 – 35 khu vực miền Nam sẽ lên campaign quảng cáo với các mục tiêu trên. Từ đó, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ hiển thị nhiều hơn tại nhóm khách hàng thuộc phạm vi này hoặc khi họ tìm kiếm sản phẩm liên quan.
Tuy nhiên, đây là công cụ thuộc bên thứ 3 nên doanh nghiệp phải phụ thuộc rất nhiều, đồng thời chi phí chạy quảng cáo ngày càng đắt đỏ, nên sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu doanh thu của campaign. Vì vậy, người phụ trách cần lên chi tiết chiến dịch và nội dung sẽ phân phối để tối ưu chi phí bỏ ra hơn.
Ví dụ Campaign đã để lại nhiều ấn tượng trong khách hàng
Dù đã thực chiến từ lâu nhưng hiện tại ít chiến dịch nào có thể sánh bằng “Just Do It” của Nike. Campaign này đã thành công mang về cho công ty hàng tỷ đô la bằng cách đưa ra lời kêu gọi thể hiện sự đồng cảm của Nike với những vấn đề, mà người yêu thích vận động gặp phải.
Campaign “Like a Girl” do Always khởi xướng là một trong những chiến dịch thành công rực rỡ khác. Nó giải quyết vấn đề thiếu tự tin nhưng muốn thể hiện bản thân của các em gái tuổi teen bằng cách tham gia vào các thách thức để nâng cao vị thế. Thêm vào đó là cách xuất hiện chân thực đã giúp chiến dịch tạo nên tiếng vang lớn trong một thập kỷ.
Một campaign thành công còn được quyết định bởi nhiều vấn đề khác, nhưng quan trọng nhất vẫn là mục tiêu và kế hoạch chi tiết. Vì vậy, hãy dành nhiều thời gian hơn trong công tác chuẩn bị trước khi khởi chạy một campaign nào đó. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những cái nhìn tổng quan hơn về campaign.
Xem thêm: Marketing 5.0 là gì và các phương pháp thúc đẩy tiếp thị