Đạo đức kinh doanh: định nghĩa, vai trò và tầm quan trọng

Đạo đức kinh doanh được thiết lập nhằm thúc đẩy tính liêm chính giữa các thành viên trong tổ chức và đạt sự tin tưởng của các bên liên quan mật thiết khác như: nhà đầu tư, người tiêu dùng… Để khám phá rõ hơn về đạo đức trong kinh doanh đừng bỏ qua bài viết hôm nay của Pi Institute.

Khái quát về đạo đức kinh doanh

Tổng quan về đạo đức kinh doanh

Định nghĩa

Theo định nghĩa của Wikipedia: “Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh doanh. Đạo đức không phải mơ hồ, nó thực sự gắn liền với lợi ích kinh doanh”.

Định nghĩa đạo đức kinh doanh

Hiểu theo cách khác: Đạo đức kinh doanh là bảng hướng dẫn đề cập đến các hành vi đúng sai về khía cạnh đạo đức. Các tiêu chuẩn có thể nằm ngoài quy định, chuẩn mực của pháp luật nhưng phải phát triển dựa trên chúng.

Tầm quan trọng

Đạo đức kinh doanh rất quan trọng vì chúng mang ý nghĩa lâu dài trong quá trình phát triển của một công ty, bao gồm:

– Kiểm soát sai phạm trong kinh doanh: là hệ thống tiêu chuẩn giúp phân biệt đúng sai trong một tổ chức, bất kỳ ai vi phạm đều chịu phạt theo quy định.

Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh

– Tạo mối quan gần gũi giữa các nhân viên: nhân viên là một phần quan trọng và cần thiết quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh giúp đảm bảo quyền lợi thiết thực của họ trong tổ chức gồm: chế độ lương thưởng, bảo hiểm, khen thưởng…

– Cải thiện sự tin tưởng của khách hàng: câu nói “Khách hàng là vua” chưa bao giờ sai trong kinh doanh, vì họ là người quyết định sự thành bại của một công ty. Đạo đức kinh doanh đưa ra các nguyên tắc sản xuất sản phẩm có chất lượng tốt nhất và hỗ trợ tối đa các khiếu nại, nhu cầu của khách hàng một cách hợp lý nhằm cải thiện mức độ hài lòng của họ.

– Hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh hơn: đạo đức kinh doanh cung cấp các quy tắc và hướng dẫn cụ thể, vì vậy trong các trường hợp cần thiết có thể giúp lãnh đạo hoặc người chịu trách nhiệm đưa ra quyết định kịp thời.

– Bảo vệ xã hội: đạo đức kinh doanh định hướng doanh nghiệp phát triển vì lợi ích của cộng đồng, góp phần xây dựng cộng đồng tốt đẹp như tham gia đầu từ vào cơ sở hạ tầng công ích…

Phân loại đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh bao gồm nhiều hình thức khác nhau, chúng được tạo ra dựa trên mục đích và mô hình phát triển của doanh nghiệp. Dưới đây là một vài loại phổ biến nhất:

– Trách nhiệm cá nhân: mỗi thành viên trong doanh nghiệp dù cấp thấp hay cấp cao đều chịu một trách nhiệm nhất định. Chúng bao gồm các nhiệm vụ được giao hay mô tả công việc mỗi ngày, bắt buộc cá nhân phải hoàn thành tốt. Nếu gặp sai phạm, tự thừa nhận lỗi và sửa chữa vấn đề.

Trách nhiệm cá nhân

 

– Trách nhiệm của doanh nghiệp: không chỉ nhân viên, doanh nghiệp cũng mang những trách nhiệm riêng với nhân viên, khách hàng, đối tác… của mình. Nó có thể là nghĩa vụ hoàn thành hợp đồng, pháp lý, lời hứa, cam kết…

– Trách nhiệm pháp lý: tạo ra một khuôn khổ hoạt động nhất định dành cho một doanh nghiệp. Nó tuân thủ tất cả quy tắc và quy định của pháp luật, đảm bảo doanh nghiệp không ảnh hưởng đến trong quá trình phát triển.

– Đạo đức kỹ thuật: liên quan đến chất lượng công nghệ đang được doanh nghiệp áp dụng trong quá trình vận hành và sản xuất. Tổ chức cần sử dụng trang thiết bị đạt chuẩn của ngành được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.

Đạo đức trong kỹ thuật

– Trung thành: nhân viên thể hiện sự trung thành với doanh nghiệp, người quản lý và đồng nghiệp bằng cách thể hiện một hành động tích cực của công ty trước công chúng hay giải quyết vấn đề nhân sự/doanh nghiệp một cách riêng tư. Ngoài ra, sự trung thành còn thể hiện qua hành động quay lại sử dụng sản phẩm/dịch vụ một cách thường xuyên của khách hàng.

– Tôn trọng: tôn trọng là chuẩn mực đạo đức kinh doanh cần có trong mỗi doanh nghiệp, thể hiện qua cách đối xử lẫn nhau giữa nhân viên với nhân viên, nhân viên với lãnh đạo, nhân viên với khách hàng… Khi thể hiện sự tôn trọng với một ai đó, họ sẽ cảm thấy có giá trị hơn trong một đội nhóm hay là một khách hàng quan trọng.

– Độ tin cậy: được nuôi dưỡng qua niềm tin của doanh nghiệp với khách hàng, nhân viên thông qua sự minh bạch, trung thực… Ví dụ: doanh nghiệp bảo mật thông tin cá nhân khách hàng, leader khuyến khích nhân viên sáng tạo chiến dịch…

– Công bằng: khi doanh nghiệp có sự công bằng, nó được thể hiện qua cách họ áp dụng các tiêu chuẩn giống nhau cho tất cả nhân viên bất kể cấp bậc.

Xem thêm: Đạo đức kinh doanh: định nghĩa, vai trò và tầm quan trọng

Vai trò của đạo đức kinh doanh

Vai trò của đạo đức trong kinh doanh

– Góp phần mang đến xã hội văn minh: bằng cách áp dụng các quy tắc đạo đức kinh doanh, nhiều tệ nạn được loại bỏ như: sử dụng trẻ em, quấy rối nhân viên…

– Nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc nhóm: đạo đức kinh doanh giúp phá vỡ hàng rào giữa các nhân viên, xây dựng sự cởi mở, chính trực và ý thức hòa nhập tốt hơn. Nhân viên trở nên hăng say làm việc khi nhận ra giá trị của họ có sự liên kết bền chặt với giá trị doanh nghiệp.

– Hỗ trợ sự phát triển của nhân viên: nhân viên biết cách đối mặt với các tình huống xấu và dễ dàng tìm ra cách giải quyết phù hợp.

– Tránh bị phạt: các vấn đề đạo đức được phát hiện và xử lý ngay ở giai đoạn đầu giúp tổ chức tránh được các hình phạt liên quan đến pháp luật.

– Hỗ trợ quản lý chất lượng, hoạch định chiến lược và quản lý đa ngành.

So sánh đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được Wikipedia định nghĩa: “Là một dạng hoạt động có quy tắc được các doanh nghiệp tự đưa ra nhằm giúp doanh nghiệp đóng góp cho các mục tiêu xã hội dưới vai trò là một doanh nghiệp nhân đạo, hoạt động vì cộng đồng bằng cách tham gia, hỗ trợ các hoạt động tình nguyện hoặc thực hiện những hoạt động mang tính đạo đức”.

Định nghĩa về trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm xã hội có thể được thể hiện qua nhiều cách khác nhau dù lớn hay nhỏ. Các doanh nghiệp có thể làm tình nguyện viên với các tổ chức địa phương, quyên góp quỹ sức khỏe, tài trợ cho một nhóm dân cư hoặc đội thể thao… Ngay cả việc trồng hoa, sơn một lớp sơn mới hay nhặt rác trước cửa hàng đều có tác động tích cực đến cộng đồng xung quanh doanh nghiệp.

Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội khác nhau như thế nào?

So sánh đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội

– Đạo đức kinh doanh xoay quanh các yếu tố kinh doanh của một doanh nghiệp, còn trách nhiệm xã hội liên quan đến nghĩa vụ của một cá nhân hoặc tổ chức đến cộng đồng.

– Đạo đức kinh doanh hình thành dựa trên lương tâm, trong khi trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ.

– Mục đích của đạo đức kinh doanh là mang lại lợi ích cho nhân viên và doanh nghiệp, trong khi trách nhiệm xã hội đảm bảo các chuẩn mực của một cộng đồng được tuân thủ.

– Phạm vi của đạo đức kinh doanh chỉ gồm nhân viên và các bên liên quan đến doanh nghiệp, còn trách nhiệm xã hội là cho tất cả mọi người sống trong một cộng đồng.

– Đạo đức kinh doanh mang lại lợi ích cho một công ty, trong khi trách nhiệm xã hội mang lại lợi ích cho tất cả mọi người trong đó có doanh nghiệp.

– Đạo đức kinh doanh mang yếu tố bắt buộc nhưng trách nhiệm xã hội lại dựa trên tinh thần tự nguyện.

Đạo đức kinh doanh là rất quan trọng vì danh tiếng của công ty dựa trên các chuẩn mực đạo đức và lợi ích sản phẩm/dịch vụ cung cấp. Đồng thời, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội phải luôn song hành để đảm bảo sự phát triển doanh nghiệp đi cùng với sự tốt lên của cộng đồng xung quanh.

Related Posts

Leave a Reply

Call Now